(Baothanhhoa.vn) - Chiều 22-10, tại Hội LHPN tỉnh, Trung ương Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức hội thảo đánh giá 10 năm thực hiện Luật phòng, chống bạo lực gia đình.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hội thảo đánh giá 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình

Chiều 22-10, tại Hội LHPN tỉnh, Trung ương Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức hội thảo đánh giá 10 năm thực hiện Luật phòng, chống bạo lực gia đình.

Đồng chí Hoàng Thị Ái Nhiên, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát biểu tại hội thảo.

Đồng chí Hoàng Thị Ái Nhiên, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội LHPN Việt Nam và đại diện Hội LHPN tỉnh đồng chủ trì hội thảo. Tham dự có đại diện lãnh đạo Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Hội LHPN tỉnh, một số sở, ngành, Hội LHPN huyện Đông Sơn, Thiệu Hóa, Quảng Xương và TP Thanh Hóa.

ảnh 70 Đồng chí Hoàng Thị Ái Nhiên, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát biểu tại hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Việt Nam Hoàng Thị Ái Nhiên cho biết: Hội LHPN Việt Nam đã xây dựng và triển khai nhiều chương trình, hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ), từng bước giảm thiểu tình trạng này tại mỗi địa phương và trên toàn quốc. Tuy nhiên, tình trạng BLGĐ vẫn còn tồn tại, ảnh hưởng đến tư tưởng, tâm lý của nhiều đối tượng là hội viên, phụ nữ, trẻ em và người cao tuổi. Từ văn bản đến thực tiễn còn có khoảng cách, làm thế nào để quy định của Luật PCBL gia đình thực sự đi vào cuộc sống vẫn còn vấn đề cần bàn, do vậy, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Việt Nam đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận, phân tích sâu những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, đề xuất, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Đặc biệt là giải pháp bảo vệ phụ nữ, trẻ em gái trước vấn nạn bạo lực gia đình, xâm hại đang là thách thức; trách nhiệm của tổ chức hội cùng như ác cơ quan chức năng trong việc bảo người bị hại.

Tại Thanh Hóa, từ năm 2009-2017, toàn tỉnh xảy ra 23.232 vụ bạo lực gia đình. Số vụ bạo lực gia đình ngày càng giảm, nếu năm 2009 xảy ra 4054 vụ, đến năm 2017 giảm còn 1136 vụ. Tính chất các vụ bạo lực giảm về mức độ. Công tác tuyên truyền, các biện pháp can thiệp hỗ trợ trong PCBL gia đình được đẩy mạnh, đồng thời xây dựng nhiều mô hình hỗ trợ người bị nạn, như tổ hòa giải, địa chỉ tin cậy tại cộng đồng, câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình, tư vấn pháp luật cho hội viên, phụ nữ; nhà tạm lánh, trường học thân thiện, an toàn;… gắn với đào tạo, giải quyết việc làm.

ảnh 61: Đại biểu Sở Lao động thương binh và xã họi tỉnh tham luận

Tại hội thảo, các đại biểu đã dành nhiều thời gian để trao đổi, thảo luận, các nội dung liên quan đến việc thực hiện Luật Phòng, chống BLGĐ trên địa bàn tỉnh; chỉ ra một số vụ việc cụ thể liên quan đến BLGĐ, xâm hại phụ nữ, trẻ em và phân tích rõ nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm, đồng thời chỉ ra những tồn tại hạn chế và đề xuất một số giải pháp. Trong đó có giải pháp đẩy mạnh tuyên truyền về Luật PCBL gia đình đến vùng sâu, vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn; bổ sung vào Luật PCBL gia đình đối với người có hành vi gây bạo lực phải lao động công ích và tăng mức phạt hành chính; bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng tuyên truyền, vận động cho cán bộ làm công tác gia đình; phân loại rõ các hành vi bạo lực để phù hợp với khái niệm được quy định tại Khoản 2, Điều 1 để trách nhầm lẫn; lồng ghép tuyên truyền vận động gắn với đào tạo nghề, giải quyết việc làm; tăng cường phối hợp giữa các tổ chức, các ngành, đoàn thể trong công tác gia đình và PBCL gia đình…

Kết luận hội thảo, đồng chí Nguyễn Thị Ái Nhiên, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội LHPN Việt Nam ghi nhận những cố gắng nỗ lực của Hội LHPN tỉnh cũng như các sở, ngành trong thực hiện Luật PCBL gia đình, đồng chí đề nghị tỉnh Thanh Hóa tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, kỹ năng cho cán bộ làm công tác tuyên truyền thực sự có tính thuyết phục; tập trung giáo dục gia đình tốt thì mới có xã hội tốt; giúp phụ nữ có nhận thức về mình phải có nghề, có việc làm thì phụ nữ mới làm chủ được bản thân, điều chỉnh mối quan hệ bình đẳng trong gia đình; đánh giá cụ thể hiệu quả tác động của mô hình đối với đối tượng người dân được thụ hưởng, có chuyển biến như thế nào trong xã hội để tiếp tục tuyên truyền và triển khai các chương trình hoạt động có trọng tâm, trọng điểm, đồng thời khen thưởng tập thể, cá nhân làm tốt kịp thời… Các việc làm trên, tổ chức Hội LHPN phải nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình là rất quan trọng vì liên quan nhiều đến hội viên , phụ nữ và trẻ em gái.


Lê Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]