(Baothanhhoa.vn) - Những ngày đầu tháng 12, tuy trọng điểm của mùa mưa bão 2022 đã qua, nhưng đợt gió mùa kèm theo những trận mưa rừng khiến 48 hộ dân ở bản Chai, xã Mường Chanh càng thêm nơm nớp nỗi lo sạt lở.

Hàng trăm hộ dân huyện Mường Lát sinh sống trong vùng nguy cơ sạt lở

Những ngày đầu tháng 12, tuy trọng điểm của mùa mưa bão 2022 đã qua, nhưng đợt gió mùa kèm theo những trận mưa rừng khiến 48 hộ dân ở bản Chai, xã Mường Chanh càng thêm nơm nớp nỗi lo sạt lở.

Hàng trăm hộ dân huyện Mường Lát sinh sống trong vùng nguy cơ sạt lởDòng suối Sim chảy qua nhiều bản làng của huyện Mường Lát, hiện gây sạt lở cho nhiều hộ dân.

Nơi đây có dòng suối Sim chạy vắt qua bản nhưng chẳng khác một sông nhỏ, với độ dốc lớn nên cường độ nước rất mạnh. Chỉ cần một trận mưa nguồn là nước tuôn xối xả, nhiều lần còn cuốn trôi cả vật nuôi về phía hạ nguồn. Cùng các cán bộ xã Mường Chanh và bản Sim đi thị sát dọc bản, chúng tôi ghi nhận nhiều khu đất vườn, công trình phụ của đồng bào đã bị dòng suối xâm thực. Những dấu vết sạt đất có mới, có cũ, thậm chí cuốn trôi cả tường bao, các kè tạm và công trình phụ của một số hộ.

Về phía trung tâm bản giáp Chợ Mường Chanh, một số gia đình còn tự phát kè đá tại những khu đất tiếp giáp dòng suối, nhưng những đoạn kè thô sơ, xếp đá kiểu tình thế chắc chắn khó bền vững nếu có mưa lũ về.

Thống kê từ UBND xã Mường Chanh, trên địa bàn đang có 43 hộ dân với gần 200 nhân khẩu sinh sống sát dòng suối hoặc trong khu vực đang có diễn biến sạt lở. Đây cũng chính là số hộ được xã đưa vào danh sách có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, phân bố rải rác ở các bản: Ngố, Cang, Lách, Piềng Tặt, Bóng và Chai. Từ đầu mùa mưa bão năm 2022, xã Mường Chanh cũng đã báo cáo UBND huyện Mường Lát những hộ cần được di dời để bảo đảm an toàn, nhưng kinh phí tái định cư ngoài khả năng của huyện.

Hàng trăm hộ dân huyện Mường Lát sinh sống trong vùng nguy cơ sạt lởNước suối Sim xâm thực, gây sạt công trình phụ của nhiều hộ dân xã Mường Chanh.

Tại xã Quang Chiểu, cũng có 34 hộ với 164 nhân khẩu thuộc các bản Qua, Sim, Pù Đứa, Pọng, Cúm đang sinh sống ở vùng nguy hiểm bởi nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất. Các bản: Lát, Suối Lóng, Suối Phái của xã Tam Chung cũng đang có 24 hộ dân với 129 khẩu phải sinh sống trong điều kiện không an toàn khi có thiên tai, mưa lũ. Trên địa bàn thị trấn Mường Lát, 93 hộ dân/427 khẩu thuộc nhiều khu phố, như: Chiên Pục, Buốn, Tén Tằn, Na Khà, Đoàn Kết, Chiềng Cồng, khu 1, khu 2... hiện cần các phương án di dời người dân đến nơi an toàn trước nguy cơ lũ quét, sạt lở đất.

Nhiều nhất là xã Trung Lý với 227 hộ/1.096 nhân khẩu, phân bố ở hầu khắp cả các bản, như: Mau, Nàng 1, Kít, Sa Lung, Tài Chánh, Sài Khao, Trung Thắng, Ún, Xì Lồ, Trung Tiến, Chà Lan, Muống 1, Muống 2. Xã Mường Lý nhiều thứ 2 với 131 hộ dân/715 nhân khẩu đã được lên phương án di dân khi có tình huống khẩn cấp bởi nguy cơ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét. Các xã còn lại như Pù Nhi, Nhi Sơn đều có hàng chục hộ với hàng trăm nhân khẩu đang sinh sống trong vùng không an toàn, thường xuyên phải thấp thỏm trong mỗi đợt mưa lũ.

Thống kê từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Lát, toàn huyện đang có 570 hộ với 2.857 nhân khẩu đang sống ở khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất; 132 hộ với 656 nhân khẩu đang sinh sống trong khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét. Từ tháng 6–2022, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự huyện Mường Lát đã lên các phương án “Sơ tán dân vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai huyện Mường Lát năm 2022”. Theo đó, từng phương án huy động nhân lực, vật lực, cứu hộ, cứu nạn cho từng khu vực với các hình thái thiên tai đã được xây dựng.

Hàng trăm hộ dân huyện Mường Lát sinh sống trong vùng nguy cơ sạt lởMột hộ dân bản Chai, xã Mường Chanh tự xếp đá kè suối để chống sạt lở.

Ông Hà Văn Ca, Bí thư Huyện ủy Mường Lát, cho biết: Từ đầu năm 2022, huyện đã chỉ đạo các phòng chuyên môn rà soát toàn bộ các điểm có nguy cơ sạt lở, lũ ống, lũ quét và ảnh hưởng thiên tai trên toàn huyện. Sau khi huyện có các đề xuất, UBND tỉnh đã ban hành đề án di dân tái định cư nhưng thiếu vốn phân bổ nên trước mắt xác định 13 điểm cần ưu tiên tái định cư theo hình thức tái định cư tập trung và xen ghép. Tại những điểm này vào các mùa mưa bão gần đây, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn và người dân chủ động tổ chức di dời đến các nhà văn hóa thôn, trường học và các công trình kiên cố để bảo vệ tài sản cũng như tính mạng Nhân dân.

Cũng theo ông Ca, riêng điểm sạt lở bờ suối Sim ở bản Chai, xã Mường Chanh hiện có nguy cơ sạt lở cao, đe dọa đến 48 hộ dân với gần 200 nhân khẩu. Vào những đợt mưa, lũ lớn, huyện đều chỉ đạo xã triển khai lực lượng để canh gác, tổ chức di dời những hộ ven suối có nguy cơ sạt lở cao. Tuy bà con trong bản đã có những cách giảm thiểu thiệt hại như chủ động kè, nhưng với khối lượng sạt lở lớn, kéo dài nên bà con không đủ điều kiện làm bài bản, đúng yêu cầu kỹ thuật.

Ở xã Quang Chiều cũng có một điểm nguy hiểm khác với đoạn sạt kéo dài gần 1km, có nguy cơ ảnh hưởng. Trước nguy cơ ảnh hưởng sạt lở cao, huyện Mường Lát mong muốn các ngành cấp tỉnh có khảo sát, đánh giá lại, đồng thời hỗ trợ kè khẩn cấp các đoạn suối đang sạt lở, sớm triển khai các khu tái định cư để bảo đảm an toàn cho đồng bào.

Bài và ảnh: Linh Trường



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]