(Baothanhhoa.vn) - Nhân Ngày Gia đình Việt Nam (28-6), Chính phủ đã chọn tháng 6 là Tháng Hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình, nhằm vận động nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các  ngành và toàn xã hội về phòng, chống bạo lực gia đình, góp phần bảo vệ phụ nữ, trẻ em, xây dựng gia đình hạnh phúc...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Để phòng, chống bạo lực gia đình hiệu quả

Để phòng, chống bạo lực gia đình hiệu quả

(Ảnh minh họa)

Nhân Ngày Gia đình Việt Nam (28-6), Chính phủ đã chọn tháng 6 là Tháng Hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình, nhằm vận động nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội về phòng, chống bạo lực gia đình, góp phần bảo vệ phụ nữ, trẻ em, xây dựng gia đình hạnh phúc...

Trong lĩnh vực gia đình, đến nay dù chúng ta đã có Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Hôn nhân và Gia đình, tuy nhiên vấn đề thực thi luật ở nhiều nơi vẫn chưa như mong đợi.

Mới đây Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 08/CT-TTg yêu cầu đẩy mạnh công tác phòng, chống bạo lực gia đình, nêu rõ công tác phòng, chống bạo lực gia đình dù đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại những hạn chế, bất cập như tình trạng bạo lực gia đình còn diễn ra ở nhiều nơi với các đối tượng khác nhau; tính chất của các vụ bạo lực gia đình ngày càng tinh vi, phức tạp, khó lường.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tăng cường tuyên truyền chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình; phê phán, lên án các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Bộ Công an xây dựng và hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý đảm bảo tính răn đe, giáo dục; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình...

Có thể nói pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở nước ta đã khá hoàn thiện, trách nhiệm của cơ quan chức năng cũng được nâng lên một bước trong thời gian gần đây, vướng mắc còn lại nằm ở chính mỗi gia đình, ý thức từng cá nhân.

Đó là quan niệm về bạo lực gia đình của người dân còn khá mơ hồ và dường như chỉ có hành vi bạo lực về mặt thể chất là được chú ý tới.

Nhiều người cho rằng một cái tát, một câu chửi mắng lúc nóng giận là bình thường, con hư thì bố mẹ phải đánh để giáo dục hay việc đáp ứng nhu cầu tình dục của chồng là nghĩa vụ của vợ...

Những chuyện như thế không bị họ coi là bạo lực gia đình, là vi phạm pháp luật, mà là chuyện cơm bữa, chuyện riêng tư trong từng mái nhà...

Nhìn chung có rất nhiều hành vi vi phạm pháp luật về gia đình và dù chúng ta đã định danh, có mức phạt, nhưng để xử lý nghiêm, đảm bảo quy định pháp luật là điều không dễ.

Ngay cả bản thân nhiều nạn nhân còn không muốn xử lý bởi sợ ảnh hưởng đến danh dự cá nhân, danh dự gia đình, nên thường giấu kín, chứ nói gì đến người vi phạm. Sợi dây tình thân, sự sĩ diện của bản thân đã làm lu mờ đi những quy định pháp luật, khiến cho việc dù đã có quy định, nhưng để thực thi thì lại không hề dễ.

Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong lĩnh vực phức tạp, rõ ràng bên cạnh việc đề cao các quy định của pháp luật, mỗi người, mỗi nhà cần phải sớm thay đổi nhận thức để “mở đường” cho các quy định pháp luật về gia đình đi vào đời sống.

Quy định pháp luật về gia đình có nghiêm khắc đến mấy nhưng nếu chúng ta không tạo ra được một môi trường tốt để pháp luật lan tỏa, điều chỉnh hành vi trong cuộc sống gia đình, thì cũng khó để ngăn chặn, đẩy lùi được vấn nạn này.

Tuệ Vũ


Tuệ Vũ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]