(Baothanhhoa.vn) - UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản về việc đảm bảo an toàn công trình thủy lợi trong mùa mưa, lũ năm 2022.

Đảm bảo an toàn công trình thủy lợi trong mùa mưa, lũ năm 2022

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản về việc đảm bảo an toàn công trình thủy lợi trong mùa mưa, lũ năm 2022.

Đảm bảo an toàn công trình thủy lợi trong mùa mưa, lũ năm 2022

Cụ thể, UBND tỉnh đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT thông báo danh mục các hồ chứa bị hư hỏng, mất an toàn trước lũ năm 2022 đến UBND các huyện, thị xã, Công ty khai thác công trình thủy lợi có hồ chứa để chủ động thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho công trình; Đôn đốc, kiểm tra việc thành lập hội đồng tư vấn đánh giá an toàn đập của UBND các huyện, thị xã có đập, hồ chứa trên địa bàn tỉnh; Tiếp tục hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, Công ty khai thác công trình thủy lợi chỉ đạo các tổ chức quản lý khai thác đập, hồ chứa thực hiện tốt công tác đánh giá an toàn đập trên cơ sở các quy định hiện hành và phù hợp với hiện trạng công trình nhằm đảm bảo an toàn và tích nước phục vụ sản xuất.

UBND các huyện, thị xã, thành phố, các Công ty khai thác công trình thủy lợi, Ban Quản lý đầu tư và xây dựng Thủy lợi 3, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa khẩn trương tổ chức kiểm tra, khắc phục, sửa chữa các hư hỏng và có phương án đảm bảo an toàn công trình trong mùa mưa, lũ năm 2022; trong đó, cần phải tập trung hoàn thành một số nội dung trước ngày 30-5-2022.

Cụ thể, Công ty TNHH một thành viên Sông Chu: Kiểm tra, khắc phục các hư hỏng và có phương án đảm bảo an toàn các công trình âu Mai Chữ, trạm bơm tiêu Thanh Thủy; Công ty TNHH một thành viên thủy lợi Nam sông Mã kiểm tra, khắc phục các hư hỏng và có phương án đảm bảo an toàn các công trình trên tuyến kênh chính Bắc và tuyến kênh chính Nam thuộc hệ thống kênh Bắc sông Chu - Nam sông Mã; phối hợp với các chủ đầu tư để tổ chức khắc phục, bảo trì đối với các gói thầu đang còn trong thời gian bảo hành theo quy địnhl; Công ty TNHH một thành viên thủy lợi Bắc sông Mã: Kiểm tra, khắc phục các hư hỏng và có phương án đảm bảo an toàn các công trình cống Mộng Giường II, huyện Nga Sơn và tuyến kênh Nam thuộc hệ thống kênh trạm bơm Hoằng Khánh, huyện Hoằng Hóa.

Bên cạnh đó, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình đang triển khai thi công, đảm bảo vượt lũ, chống lũ an toàn và sớm đưa vào vận hành, phục vụ sản xuất; UBND các huyện, thị xã, Công ty khai thác công trình thủy lợi có hồ chứa bị hư hỏng nặng, có nguy cơ mất an toàn: Chủ động gia cố, sửa chữa các hư hỏng, tránh để xảy ra sự cố mất an toàn cho công trình và vùng hạ du; chủ động tập kết đầy đủ nhân lực, vật tư, máy móc, thiết bị theo phương châm “4 tại chỗ” trong phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp được phê duyệt để sẵn sáng ứng phó khi có sự cố xảy ra; đối với 16 công trình đã được bố trí nguồn vốn đầu tư nhưng chưa triển khai thi công, yêu cầu các chủ đầu tư, đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư để sớm triển khai thi công, đảm bảo an toàn công trình; UBND các huyện, thị xã có đập, hồ chứa khẩn trương thành lập hội đồng tư vấn đánh giá an toàn đập để đánh giá mức độ an toàn đập, hồ chứa, khả năng tích nước hồ theo phân cấp của UBND tỉnh; Ban Quản lý đầu tư và xây dựng Thủy lợi 3 báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT để sớm triển khai thực hiện giai đoạn II (gồm mở rộng đoạn phản áp đáy kênh và thiết bị thoát nước) của dự án xử lý sự cố bị xói, sạt trượt tuyến kênh Chính thuộc hệ thống kênh Bắc sông Chu - Nam sông Mã đoạn từ K5+170 đến K5+240 để vận hành ổn định, đảm bảo an toàn cho công trình và người dân sinh sống trên địa bàn; Yêu cầu các Ban Quản lý khai thác công trình thủy lợi, Hợp tác xã, Tổ chức hợp tác dùng nước, các Tổ thủy nông của các Công ty khai thác công trình thủy lợi: Khẩn trương tổ chức rà soát, lập và trình duyệt phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp các đập, hồ chứa xong trước ngày 30-4-2022; đối với các đập, hồ chứa lớn do Công ty khai thác công trình thủy lợi quản lý và các đập, hồ chứa mà phạm vi công trình và vùng hạ du liên quan đến địa bàn hai huyện trở lên, lập phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT trước ngày 30-4-2022 để thẩm định, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt theo quy định. Trên cơ sở phương án được phê duyệt, thực hiện rà soát, bổ sung đầy đủ vật tư, nhân lực, máy móc, thiết bị sẵn sàng ứng phó khi có sự cố xảy ra. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu gặp khó khăn, vướng mắc, các đơn vị phản ánh kịp thời về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.

Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị liên quan, tham mưu, đề xuất bố trí nguồn kính phí để đầu tư sửa chữa, nâng cấp 54/98 hồ chứa bị hư hỏng, mất an toàn trước mùa mưa, lũ năm 2022 và hỗ trợ Công ty TNHH một thành viên thủy lợi Nam sông Mã trong công tác khắc phục, đảm bảo an toàn, phục vụ sản xuất của các công trình thuộc hệ thống kênh chính Bắc và kênh chính Nam; báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.

BĐT


BĐT

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]