(Baothanhhoa.vn) - Trong những năm qua, công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi (NCT) trên địa bàn tỉnh đã được các cấp, các ngành và toàn xã hội quan tâm, thực hiện. NCT được thụ hưởng đầy đủ chính sách chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám sức khỏe định kỳ, khám chữa bệnh; tư vấn sức khỏe và cấp phát thuốc miễn phí... Nhờ đó, sức khỏe và tinh thần của NCT từng bước được cải thiện, hướng tới nâng cao chất lượng dân số.

Chung tay chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Trong những năm qua, công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi (NCT) trên địa bàn tỉnh đã được các cấp, các ngành và toàn xã hội quan tâm, thực hiện. NCT được thụ hưởng đầy đủ chính sách chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám sức khỏe định kỳ, khám chữa bệnh; tư vấn sức khỏe và cấp phát thuốc miễn phí... Nhờ đó, sức khỏe và tinh thần của NCT từng bước được cải thiện, hướng tới nâng cao chất lượng dân số.

Chung tay chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Người cao tuổi khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa TP Thanh Hóa.

Tại huyện Như Xuân, việc chăm sóc, khám sức khỏe định kỳ cho NCT đã được Trung tâm Y tế huyện tổ chức hàng năm tại các xã, thị trấn trong huyện, các nội dung được lồng ghép giữa việc nói chuyện chuyên đề tư vấn cách chăm sóc sức khỏe cho NCT và khám, lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe, quản lý bệnh mạn tính cho người cao tuổi tại địa phương..., góp phần thực hiện có hiệu quả phong trào “Toàn dân chăm sóc, phụng dưỡng, phát huy vai trò NCT”.

Ông Ngô Thế Hà, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Như Xuân, cho biết: Ở độ tuổi trên 60, NCT thường mắc nhiều bệnh lý mãn tính như: giảm trí nhớ, bệnh lý xương khớp, tim mạch, huyết áp, tiểu đường... Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, sinh hoạt điều độ, môi trường sống lành mạnh thì khám sức khỏe định kỳ cho NCT là việc làm quan trọng, phải được thực hiện thường xuyên. Vì vậy, bên cạnh công tác khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế, các địa phương cũng đã tổ chức khám, chữa bệnh lưu động kết hợp tuyên truyền, hướng dẫn để NCT đi khám sức khỏe định kỳ, điều trị các bệnh mãn tính thường xuyên nhằm chăm sóc sức khỏe tốt nhất, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho NCT trên địa bàn. Trong đó, “Chương trình mắt sáng” cho NCT luôn được đơn vị quan tâm và tổ chức định kỳ hàng năm, tạo điều kiện cho NCT mắc bệnh đục thủy tinh thể được khám và điều trị bằng phương pháp mổ phaco hiện đại. Từ năm 2013 đến nay, Trung tâm Y tế huyện Như Xuân đã phối hợp với Hội NCT huyện và các bệnh viện, các cơ sở y tế chuyên sâu về mắt tổ chức khám miễn phí, tư vấn các bệnh về mắt và cấp phát thuốc miễn phí cho hàng chục ngàn lượt NCT trên địa bàn huyện; phẫu thuật thành công đục thủy tinh thể bằng phương pháp phaco cho hàng trăm người...

Bà Lê Thị Nhu, xã Hóa Quỳ chia sẻ: “Năm nay tôi 68 tuổi. Tôi thường được hội NCT xã, cán bộ y tế quan tâm động viên, thăm hỏi sức khỏe, được cấp thẻ BHYT và khi đi khám, điều trị bệnh tại các cơ sở y tế đều được chăm sóc tận tình và hưởng chế độ ưu tiên của NCT, đây là động lực để tôi sống khỏe, sống có ích cho gia đình và cộng đồng”.

Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh hiện có hơn 467.000 NCT, chiếm khoảng 12% dân số. Nhờ sự quan tâm của các cấp chính quyền, sự phối hợp của ban, ngành, trong đó có Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh nên công tác chăm sóc sức khỏe NCT có chuyển biến tích cực. Hàng năm, chi cục thường xuyên phối hợp với ban đại diện Hội NCT tỉnh tổ chức các hội nghị chuyên đề, cung cấp những kiến thức liên quan đến vấn đề chăm sóc sức khỏe cho NCT từ thể chất, tinh thần, chế độ dinh dưỡng, góp phần giúp NCT nâng cao kỹ năng tự thực hành chăm sóc sức khỏe. Trong dịp Tết Nguyên đán, các cấp hội trong tỉnh đã tích cực vận động các nguồn lực để tặng quà, thăm hỏi NCT có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, toàn tỉnh đã vận động được 29.580 suất quà, trị giá 8.721 triệu đồng. Hội NCT tỉnh phối hợp với Sở Y tế vận động, phân phối 5.000 máy đo huyết áp điện tử cho NCT trên địa bàn 27 huyện, thị, thành phố. Hàng năm, các địa phương thực hiện chính sách, chế độ với NCT bảo đảm đầy đủ, kịp thời, chính xác. Toàn tỉnh có 69.632 NCT được mừng thọ, tổng kinh phí 26,1 tỷ đồng; 61.802 NCT (60 - 80 tuổi), 74.000 NCT (80 tuổi trở lên) được hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng; 210.500 người được khám sức khỏe định kỳ; 284.372 NCT có sổ theo dõi sức khỏe; 419.394 NCT có thẻ BHYT... Tuy nhiên, với số lượng NCT ngày càng lớn và chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong cộng đồng, thì khả năng đáp ứng nhu cầu đời sống vật chất, tinh thần của NCT vẫn chưa được như mong muốn.

Để bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe NCT, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe NCT tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030. Theo đó, chương trình chia làm 2 giai đoạn (giai đoạn 1 từ năm 2021 đến 2025; giai đoạn 2 từ năm 2026 đến 2030), với mục tiêu chăm sóc, nâng cao sức khỏe NCT bảo đảm thích ứng với tình trạng già hóa dân số, góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh đã xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình với mục tiêu chăm sóc, nâng cao sức khỏe NCT (người từ đủ 60 tuổi trở lên) bảo đảm thích ứng với già hóa dân số, góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam nói chung cũng như chiến lược dân số tỉnh Thanh Hóa. Kế hoạch triển khai trên phạm vi 200 xã của 16 huyện, thành phố (TP Thanh Hóa, Quảng Xương, Nga Sơn, Hoằng Hóa, Đông Sơn, Nông Cống, Hậu Lộc, Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Vĩnh Lộc, Triệu Sơn, Yên Định, Hà Trung, Cẩm Thủy, Như Xuân, Thường Xuân), với các hoạt động: Truyền thông hướng dẫn NCT các kỹ năng phòng bệnh, chữa bệnh và tự chăm sóc sức khỏe; các hoạt động chăm sóc sức khỏe của NCT tại cộng đồng; hội thảo cung cấp thông tin lãnh đạo chính quyền đoàn thể, người có uy tín trong cộng đồng... về già hóa dân số và chăm sóc sức khỏe NCT; đào tạo, tập huấn chuyên môn cho người làm công tác chăm sóc sức khỏe NCT đặc biệt là đội ngũ cộng tác viên DS-KHHGĐ; xây dựng các câu lạc bộ chăm sóc sức khỏe NCT; xây dựng và phát triển mạng lưới tình nguyện viên. Đối tượng thụ hưởng là NCT, gia đình có NCT, người trực tiếp chăm sóc NCT; người quản lý, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe NCT, trong đó ưu tiên người có công với cách mạng, NCT tại hộ nghèo, cận nghèo, hộ bảo trợ xã hội.

Già hóa dân số diễn ra với tốc độ nhanh đặt ra cho cả nước nói chung và Thanh Hóa nói riêng yêu cầu đổi mới hệ thống chăm sóc sức khỏe, nhất là sức khỏe NCT. Đồng thời, để công tác chăm sóc sức khỏe NCT thực sự hiệu quả, ngoài sự nỗ lực của ngành y tế, rất cần sự vào cuộc đồng bộ, đầu tư nguồn lực của các cấp, ngành, của cả gia đình và xã hội. Trước hết là tăng cường truyền thông giáo dục thay đổi hành vi, nâng cao nhận thức, tạo môi trường xã hội đồng thuận tham gia chăm sóc sức khỏe NCT. Cùng với đó, các mô hình chăm sóc sức khỏe NCT ngay tại cộng đồng và gia đình được xây dựng và phổ biến; lồng ghép vào hoạt động của các câu lạc bộ sinh hoạt, phụng dưỡng NCT tại địa phương. Nâng cao vai trò, trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, triển khai của các cấp ủy đảng, chính quyền, của ngành y tế trong công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện chăm sóc sức khỏe toàn dân, ưu tiên chăm sóc sức khỏe NCT trên địa bàn tỉnh; từng bước nâng cao nhận thức của người dân về sức khỏe, sức khỏe NCT... Qua đó, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho NCT và cải thiện chất lượng dân số.

Bài và ảnh: Minh Thanh


Bài và ảnh: Minh Thanh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]