(Baothanhhoa.vn) - Với tinh thần vì Nhân dân phục vụ, thời gian qua Đội Hướng dẫn đăng ký quản lý cư trú, cấp và quản lý căn cước công dân (ĐKQLCT, CVQLCCCD), Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Thanh Hóa đã triển khai thực hiện và nhân rộng phương thức làm CCCD lưu động. Qua đó, đã góp phần từng bước tiến tới hiện đại hóa quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, dữ liệu quốc gia về dân cư, đồng thời tạo cầu nối, tạo sự gắn kết để lực lượng công an, chính quyền các cấp và Nhân dân đến gần nhau hơn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Căn cước công dân lưu động - cầu nối để gần dân

Với tinh thần vì Nhân dân phục vụ, thời gian qua Đội Hướng dẫn đăng ký quản lý cư trú, cấp và quản lý căn cước công dân (ĐKQLCT, CVQLCCCD), Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Thanh Hóa đã triển khai thực hiện và nhân rộng phương thức làm CCCD lưu động. Qua đó, đã góp phần từng bước tiến tới hiện đại hóa quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, dữ liệu quốc gia về dân cư, đồng thời tạo cầu nối, tạo sự gắn kết để lực lượng công an, chính quyền các cấp và Nhân dân đến gần nhau hơn.

Căn cước công dân lưu động - cầu nối để gần dânCán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh thực hiện chương trình cấp căn cước công dân lưu động cho bà con Nhân dân xã Luận Khê (Thường Xuân).

Trung tâm Bảo trợ xã hội Thanh Hóa, xã Quảng Hợp (Quảng Xương) hiện đang chăm sóc, điều trị nội trú 450 bệnh nhân tâm thần. Hầu hết các bệnh nhân khi được đưa vào đây đều ở tình trạng lâm trọng bệnh, thiếu nơi nương tựa, lý lịch nhân thân không đầy đủ và phần lớn người bệnh chưa có CCCD. Qua nắm tình hình, Đội Hướng dẫn ĐKQLCT, CVQLCCCD, Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội tổ chức hoạt động thiện nguyện, cơ động làm CCCD và đã cấp CCCD cho 364 người có bệnh lý bệnh nhân tâm thần đang điều trị tại trung tâm. Lãnh đạo Trung tâm Bảo trợ xã hội Thanh Hóa bày tỏ niềm vui và cảm ơn các cán bộ, chiến sĩ công an đã chủ động tiếp cận, làm căn cước cho công dân, thiết thực tháo gỡ vướng mắc trong khám, chữa bệnh, thụ hưởng các chính sách bảo trợ xã hội của bệnh nhân tại trung tâm.

Tại Trung tâm Điều dưỡng người có công, TP Sầm Sơn, đầu năm 2020 Đội Hướng dẫn ĐKQLCT, CVQLCCCD đã triển khai thực hiện cấp CCCD lưu động cho 40 trường hợp là thương binh, bệnh binh đang điều trị tại trung tâm. Trước đó, năm 2019, Đội Hướng dẫn ĐKQLCT, CVQLCCCD cũng đã về xã Luận Khê, huyện Thường Xuân cấp CCCD cho gần 300 đồng bào các dân tộc thiểu số, người nghèo trên địa bàn xã. Là một trong các cán bộ, chiến sĩ trực tiếp tham gia làm CCCD lưu động cho bà con Nhân dân nơi đây, Thiếu tá Hoàng Đình Ngọc chia sẻ: “Hình ảnh 3 cụ già sau khi làm được CCCD giở cơm nắm ra ăn rồi vội quay về bản để kịp trước khi trời tối vẫn cứ ám ảnh mãi đối với tôi và cán bộ, chiến sĩ trong tổ công tác. Lúc đó đã hơn 12h trưa, chúng tôi đã thu máy móc chuẩn bị ăn cơm thì có 3 cụ già đến làm CCCD. Hỏi chuyện mới hay các cụ ở làng Kha, đi bộ từ sáng sớm đến công sở xã để làm CCCD nhưng đến nơi thì đã quá trưa. Thấy thế, tổ công tác lại mở máy để làm CCCD cho các cụ”.

Thời điểm đó, sở dĩ các cán bộ Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội không thể đến với từng người già, người ốm để làm CCCD được vì máy móc, thiết bị để cấp CCCD là hệ thống khá phức tạp, nặng và chi phí lớn. Bộ Công an chỉ cấp cho mỗi đơn vị công an cấp huyện 1 bộ trang thiết bị cố định đặt tại công an huyện. Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội được trang bị duy nhất 1 bộ cấp CCCD lưu động. Hằng ngày, cán bộ, chiến sĩ phải cấp CCCD cho người dân đến làm tại đơn vị và các công việc khác theo quy định nên phải cuối tuần mới đi cấp lưu động cho người dân được.

Công tác cấp CCCD lưu động được đánh giá là một bước đột phá trong cải cách thủ tục hành chính, phục vụ Nhân dân. Tuy nhiên, với chi phí đầu tư trang bị 1 bộ CCCD lưu động chi phí khoảng 210 triệu đồng là quá lớn để trang bị cho công an cấp huyện. Qua công tác nắm tình hình thực tế, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội đã tham mưu, đề xuất Giám đốc Công an tỉnh đồng ý nghiên cứu xây dựng và triển khai “Giải pháp giải quyết vấn đề cấp CCCD lưu động để nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân trong công tác cấp, quản lý CCCD”. Trong đó, đột phá của giải pháp là nghiên cứu đầu tư tối thiểu mua mới các thiết bị, tận dụng tối đa các thiết bị đã được trang cấp cho các đơn vị; tranh thủ nguồn kinh phí từ UBND các cấp phục vụ công tác. Theo đó, giải pháp sau khi được triển khai thực hiện đã tiết kiệm được tổng kinh phí khi trang bị cho 24 đơn vị chưa có bộ CCCD lưu động gần 6,3 tỷ đồng. Thấy được hiệu quả cao, giá trị đầu tư thấp, UBND các huyện cũng đã chủ động trang bị cho công an huyện để phục vụ Nhân dân. Từ “Giải pháp giải quyết vấn đề cấp CCCD lưu động để nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân trong công tác cấp, quản lý CCCD” của Phòng Quản lý hành chính về trật tự xã hội hàng nghìn cụ già tại các địa phương, hàng trăm cụ già trên giường bệnh đã được các cán bộ công an đến tận nhà làm CCCD. Như cụ Thiều Thị Giáp ở thôn Bùi Hạ 2 (Yên Định) - người bị bệnh nằm liệt giường 16 năm nay. Vì cụ không có CCCD nên không được giải quyết chế độ bảo hiểm. Cụ Giáp đã được cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Yên Định trực tiếp đến tận nhà làm CCCD. Còn chị Bùi Thị Hồng, trú tại thôn Linh Sơn, xã Ngọc Sơn (Ngọc Lặc) đã gửi thư đến Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa cảm ơn các cán bộ đã đến tận nhà làm CCCD cho người mẹ bị liệt, tuổi đã cao sức khỏe đã yếu, không có CCCD để làm chế độ bảo hiểm.

Theo thống kê từ Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, từ năm 2019 đến nay, phòng đã thực hiện cấp CCCD lưu động cho gần 20.000 trường hợp là người tàn tật, khuyết tật, già yếu, bị bệnh; bà con vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới... Hiện, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội đang tiếp tục tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, cơ động làm CCCD, đẩy nhanh tiến độ cấp CCCD bảo đảm tư cách pháp nhân, quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của công dân và thiết thực đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội lớn, nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm đơn vị nỗ lực tổ chức thực hiện gắn với hiện đại hóa quản lý hồ sơ, tàng thư, căn cước, xây dựng dữ liệu quốc gia về dân cư, góp phần làm tốt công tác quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, phục vụ hoạch định chính sách an sinh xã hội, phát hiện, đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự xã hội.

Bài và ảnh: Phương Lệ



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]