Quy định về huy động lực lượng, vật tư, phương tiện hộ đê

Quy định về huy động lực lượng, vật tư, phương tiện hộ đê

Hỏi: Đề nghị Tòa soạn Báo Thanh Hóa cho biết, quy định của pháp luật về việc huy động lực lượng, phương tiện, vật tư để bảo vệ đê điều?

Lê Văn An, (Huyện Thọ Xuân)

Trả lời: Điều 35 Luật Đê điều năm 2006 quy định, việc huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê như sau:

1. Trong trường hợp đê điều, công trình có liên quan xảy ra sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố, chủ tịch UBND các cấp theo thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều này phải huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để bảo vệ, cứu hộ; quyết định và tổ chức thực hiện việc di chuyển dân ra khỏi vùng nguy hiểm để bảo đảm an toàn.

2. Thẩm quyền huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê được quy định như sau:

a) Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Trưởng ban Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh có quyền huy động kịp thời lực lượng, vật tư, phương tiện của Nhà nước, của địa phương, của tổ chức, cá nhân trên địa bàn để cứu hộ, bảo đảm an toàn đê điều; được phép huy động vật tư dự trữ phòng, chống lụt, bão của Trung ương trên địa bàn; trong trường hợp vượt quá khả năng thì báo cáo để Thủ tướng Chính phủ quyết định huy động;

b) Chủ tịch UBND cấp huyện, Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện có quyền huy động kịp thời lực lượng, vật tư, phương tiện của địa phương, của tổ chức, cá nhân trên địa bàn để cứu hộ, bảo đảm an toàn đê điều; trong trường hợp vượt quá khả năng thì báo cáo để Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định huy động;

c) Chủ tịch UBND cấp xã có quyền huy động kịp thời lực lượng, vật tư, phương tiện của địa phương, của tổ chức, cá nhân trên địa bàn để xử lý ngay giờ đầu sự cố đê điều; trong trường hợp vượt quá khả năng thì báo cáo để chủ tịch UBND cấp huyện quyết định huy động;

d) Khi xảy ra sự cố có nguy cơ đe dọa trực tiếp đến an toàn đê điều, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống thiên tai, thủ trưởng cơ quan Trung ương là thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống thiên tai có quyền ra lệnh huy động lực lượng, vật tư, phương tiện của tổ chức, cá nhân để hộ đê và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình;

đ) Trường hợp khẩn cấp chống lũ, lụt, bão, thiên tai khác mà cần phải sử dụng đất thì chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện có quyền trưng dụng đất. Việc trưng dụng đất, trả lại đất và bồi thường cho người có đất bị trưng dụng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

3. Sau khi xử lý sự cố, người ra lệnh huy động lực lượng, vật tư, phương tiện phải tiến hành kiểm tra việc sử dụng và thực hiện các thủ tục trình cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết để bồi thường hoặc hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân được huy động.

4. Tổ chức, cá nhân phải chấp hành quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 điều này khi được huy động nhân lực, vật tư, phương tiện để hộ đê.

5. Người bị thương, người bị thiệt hại tính mạng trong khi tham gia hộ đê được xét hưởng chế độ, chính sách như đối với lực lượng vũ trang tham gia hộ đê theo quy định của pháp luật.


Tòa soạn Báo Thanh Hóa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]