(Baothanhhoa.vn) - Những năm làm việc ở Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tôi được phân công tổng hợp hoạt động báo chí tỉnh nhà, vì thế tôi đã được gặp Tổng biên tập đầu tiên của Báo Thanh Hóa: Nhà báo Lê Tân.

Bài học làm báo từ Tổng biên tập đầu tiên của Báo Thanh Hóa

Những năm làm việc ở Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tôi được phân công tổng hợp hoạt động báo chí tỉnh nhà, vì thế tôi đã được gặp Tổng biên tập đầu tiên của Báo Thanh Hóa: Nhà báo Lê Tân.

Bài học làm báo từ Tổng biên tập đầu tiên của Báo Thanh Hóa

Nhà báo Lê Tân cùng vợ - bà Lê Thị Xuyến. (Ảnh tư liệu của Báo Đồng Nai)

Cuộc gặp ý vị ở chỗ ông không phải đương tại vị mà đã về hưu rất nhiều năm khi đã kinh qua cương vị Tổng biên tập đầu tiên của Báo Thanh Hóa và Báo Đồng Nai để có thể nói hết cho chúng tôi nghe về những chuyện buồn vui, nhọc nhằn gian khó những rất đỗi vinh quang tự hào của nghề báo.

Ấn tượng về ông trong lần gặp đầu, đó là người có đôi mắt sáng tinh anh và bộ lông mày quý tướng cũng giọng nói sôi nổi nhiệt huyết có lửa từ bên trong cùng tác phong nhanh nhẹn, gần gũi, thân tình.

Bài học đầu tiên tôi tiếp nhận được đó là lòng nhiệt huyết, tinh thần quyết tâm và ý thức, trách nhiệm của người làm báo qua câu chuyện những ngày được Ban Thường vụ Tỉnh uỷ chỉ định làm Tổng biên tập đầu tiên của Báo Thanh Hóa. Ông như vẫn còn nguyên niềm xúc động khi nhớ về buổi ban đầu. Ông kể: “Gọi là Tòa soạn nhưng chỉ là mấy gian nhà lợp lá kè thuộc khu vực cơ quan Tỉnh ủy. Tài sản có giá trị quý nhất là chiếc máy chữ gõ cọc cạch của Văn phòng Tỉnh ủy chuyển sang. Toàn bộ cơ quan chỉ có 14 người (kể cả hành chính trị sự)”.

Vạn sự khởi đầu nan, ông đã cùng cán bộ, phóng viên cùng bàn, cùng làm, cùng chịu trách nhiệm. Ông nêu cao tinh thần tự học, tự đọc sách báo, tự nghiền ngẫm từ kinh nghiệm thực tế, và trên hết là ý thức, trách nhiệm khi được Đảng giao thực hiện sứ mệnh tuyên truyền đưa đường lối đến với Nhân dân và phản ánh trung thực hoạt động đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa trong tỉnh. Ông đưa ra phương pháp làm báo bằng trí tuệ tập thể, thường xuyên tọa đàm, thảo luận tiến hành phê bình đóng góp kinh nghiệm cho nhau qua từng bài báo, mẩu tin nhờ vậy mà trình độ chính trị và nghiệp vụ báo chí trong anh em không ngừng được nâng cao, chất lượng tờ báo ngày càng phát triển.

Bài học thứ hai là bài học đi thực tế, sâu sát cơ sở, nắm vững tình hình, gần gũi cơ sở trên tinh thần cùng ăn cùng ở chứ không phải là quan sát viên, là cơ quan của Đảng thì có quyền đứng trên để chỉ đạo, để phê phán, yêu cầu. Giai đoạn ông làm Tổng biên tập cũng là lúc cuộc chiến tranh chống Mỹ bước vào giai đoạn quyết liệt đòi hỏi nhà báo phải dũng cảm. Ông nêu gương đi đầu và cử nhà báo Hữu Thọ thường trực ở mặt trận Nam Ngạn, Hàm Rồng, Cầu Tào, Yên Vực, Đồng Đá, nhà báo Trần Hiệp, Phạm Tuấn thường xuyên đi phà Ghép để đưa tin chiến sự. Nhờ vậy mà những trang viết về Hàm Rồng, Nam Ngạn, Lạch Ghép hừng hực lửa của khí thế sục sôi đánh Mỹ.

Nhà báo Hoài Giang có lần kể: “Ông sống thoải mái và hòa hợp với anh em trong cơ quan, nên có phóng viên không ngần ngại hỏi ông: Tổng biên tập nghe rất chăm chú, ghi chép khá đầy đủ, không lẽ lại không viết bài nào? Ông cười và bảo: “Mình đi với các cậu là để phục vụ điếu đóm cho các cậu. Còn viết bài đâu phải là nhiệm vụ chính của mình. Thực tế ông cũng viết rất ít, không phải ông ngại viết mà ông không muốn mang tiếng Tổng biên tập muốn viết gì thì viết, lấn át cả công việc của phóng viên”.

Phương châm làm báo của ông sáng rõ: Trong công tác chỉ đạo lấy sự gắn bó của tờ báo với cơ sở cấp huyện, phòng, ban, ngành cấp tỉnh làm trọng, lấy biểu dương điển hình tiến tiến làm chính, lấy tổng kết nhân rộng mô hình, lấy cái đẹp dẹp cái xấu làm mục đích, hướng đi.

Bài học mà các thế hệ làm báo sau ông thường nhắc nhở nhau đó là tinh thần đồng nghiệp, chia ngọt sẻ bùi cho nhau trong khi làm báo và cả trong đời thường. Ông yêu thương và tôn trọng phóng viên dưới quyền, khích lệ anh em khi có bài viết hay, nhẹ nhàng phân tích chỉ dẫn khi bài viết của phóng viên chưa đạt. Làm Tổng biên tập đầu tiên khi chưa phải là nhà báo, hơn ai hết ông rất ý thức việc được học tập, đào tạo cơ bản chuyên sâu về nghề báo nên mỗi khi có dịp ông đều cử phóng viên đi học, đi dự lớp tập huấn và thường xuyên cung cấp tài liệu cho họ. Đó là cách ông giúp họ nâng cao tay nghề.

Nhà báo Lê Tân là vị Tổng biên tập tâm huyết tài năng vẫn còn vẹn nguyên trong trí nhớ các thế hệ làm báo sau ông. Với họ, ông là người anh cả kính trọng.

Nguyễn Hữu Ngôn


Nguyễn Hữu Ngôn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]