(Baothanhhoa.vn) - Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, ngày 10-6, đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa đã chủ trì thảo luận tại tổ, gồm 3 đoàn: Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum và Đoàn ĐBQH tỉnh Tiền Giang, góp ý về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi); dự án Luật Viễn thông (sửa đổi).

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tham gia góp ý về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi); Dự án Luật Viễn thông (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, ngày 10-6, đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa đã chủ trì thảo luận tại tổ, gồm 3 đoàn: Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum và Đoàn ĐBQH tỉnh Tiền Giang, góp ý về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi); dự án Luật Viễn thông (sửa đổi).Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tham gia góp ý về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi); Dự án Luật Viễn thông (sửa đổi)

ĐBQH Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa chủ trì thảo luận tại tổ.

Tham gia góp ý, đa số các ĐBQH tán thành sự cần thiết sửa đổi Luật Căn cước công dân năm 2014 nhằm thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, xây dựng Chính phủ điện tử, giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Đồng thời, tạo cơ sở pháp lý triển khai thực hiện, tạo bước đột phá về chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực; khắc phục những hạn chế, vướng mắc, bất cập của luật hiện hành.

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tham gia góp ý về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi); Dự án Luật Viễn thông (sửa đổi)

ĐBQH Bùi Mạnh Khoa tham gia phát biểu ý kiến tại tổ.

ĐBQH Bùi Mạnh Khoa (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa), Ủy viên chuyên trách Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nhất trí với việc chỉnh lý tên gọi “Luật Căn cước công dân (sửa đổi)” thành “Luật Căn cước” nhằm bảo đảm tính bao quát, đầy đủ, phù hợp với phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Luật. Đồng thời, phù hợp với yêu cầu quản lý và khai thác, sử dụng trong các giao dịch của người dân.

Đại biểu Bùi Mạnh Khoa cũng thống nhất với phạm vi, đối tượng điều chỉnh trong dự thảo Luật. Đồng thời, đề nghị Ban soạn thảo rà soát, nghiên cứu, xác định đối tượng của dự thảo Luật là người gốc Việt Nam sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định quốc tịch để thống nhất với Luật Quốc tịch Việt Nam nhằm tạo thuận tiện trong quá trình áp dụng trên thực tế. Đồng thời, bổ sung một Điều về giấy chứng nhận căn cước và quản lý người gốc Việt Nam; quy định việc cấp giấy chứng nhận căn cước cho những người này.

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tham gia góp ý về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi); Dự án Luật Viễn thông (sửa đổi)

ĐBQH Cao Mạnh Linh tham gia phát biểu ý kiến tại tổ.

ĐBQH Cao Mạnh Linh (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa), Ủy viên chuyên trách Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, đề nghị Ban soạn thảo cần làm rõ hơn về khái niệm của dự án Luật liên quan về nhân thân, lai lịch, đặc điểm nhận dạng... Đồng thời cân nhắc trong việc bổ sung thông tin liên quan về nhóm máu trong thông tin dữ liệu quốc gia về dân cư để đảm bảo tính phù hợp, cũng như hạn chế những phát sinh chi phí, thủ tục. Cần cân nhắc bỏ việc cung cấp thông tin số thuê bao di động và thư điện tử; cân nhắc việc cung cấp thông tin về nghề nghiệp. Việc thu thập, cập nhật, kết nối chia sẻ và khai thác thông tin trong dữ liệu căn cước phải được cụ thể hóa tối đa trong dự án Luật...

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tham gia góp ý về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi); Dự án Luật Viễn thông (sửa đổi)

ĐBQH Cao Thị Xuân phát biểu ý kiến tại tổ.

ĐBQH Cao Thị Xuân (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa), Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội thống nhất với việc chỉnh lý tên gọi, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Luật; đồng thời đề nghị Bộ Công an đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới mọi người dân hiểu về những điểm mới của việc sửa đổi Luật. Đồng thời, cần quy định cụ thể hơn về điều kiện người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam chưa được cấp giấy chứng nhận căn cước; từ đó tạo điều kiện thuận tiện cho công tác quản lý Nhà nước đối với những trường hợp này. Ban soạn thảo cần đánh giá mức độ phủ sóng internet hiện nay, đặc biệt là ở khu vực vùng sâu, vùng xa để thực hiện cho việc tích hợp các thông tin vào thẻ căn cước công dân. Đại biểu Cao Thị Xuân cũng đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu và đánh giá rõ tác động của quy định đối tượng cấp thẻ căn cước là người dưới 14 tuổi. Đề nghị bổ sung thêm chính sách không thu phí đối với việc cấp mới, cấp đổi lại giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam, cho người dân tộc thiểu số sống trong vùng đặc biệt khó khăn...

Tham gia góp ý về dự án Luật Viễn thông (sửa đổi), các ĐBQH thống nhất cao với sự cần thiết ban hành dự án Luật; đồng thời góp ý, bổ sung một số nội dung nhằm đảm bảo luật được xây dựng chặt chẽ và sát thực tiễn để thuận lợi trong quá trình thực hiện khi luật ban hành, có hiệu lực.

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tham gia góp ý về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi); Dự án Luật Viễn thông (sửa đổi)

ĐBQH Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa phát biểu kết luận tại tổ.

Phát biểu kết luận tại tổ, ĐBQH Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa cho rằng, các ý kiến của các ĐBQH đều đánh giá cao sự chuẩn bị của Chính phủ đối với 2 dự án Luật trình tại Kỳ họp. Các ý kiến là xác đáng, xuất phát từ tình hình thực tiễn ở địa phương, cơ sở. Đây là cơ sở để Ban soạn thảo nghiên cứu tiếp thu hoàn chỉnh các dự án Luật. Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa đề nghị thư ký hội nghị tập hợp đầy đủ ý kiến của các ĐBQH để báo cáo với Ban soạn thảo theo quy định.

Quốc Hương


Quốc Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]