(Baothanhhoa.vn) - Sau gần 3 năm triển khai thực hiện, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã đạt được những kết quả ghi nhận: Thanh Hóa là 1 trong 48 tỉnh, thành phố có sản phẩm OCOP; 1 trong 14 tỉnh, thành phố có sản phẩm đề xuất 5 sao; có số lượng sản phẩm OCOP đứng thứ 10 trong cả nước. Đồng thời, toàn  tỉnh đã hình thành được 69 sản phẩm OCOP chất lượng, được người tiêu dùng biết đến. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2021-2025, ngoài việc gia tăng số lượng sản phẩm OCOP, các sở, ngành, địa phương và chủ thể sản xuất cần tìm lời giải hiệu quả, thiết thực cho bài toán tìm kiếm thị trường thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP hiệu quả.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP trong giai đoạn mới

Sau gần 3 năm triển khai thực hiện, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã đạt được những kết quả ghi nhận: Thanh Hóa là 1 trong 48 tỉnh, thành phố có sản phẩm OCOP; 1 trong 14 tỉnh, thành phố có sản phẩm đề xuất 5 sao; có số lượng sản phẩm OCOP đứng thứ 10 trong cả nước. Đồng thời, toàn tỉnh đã hình thành được 69 sản phẩm OCOP chất lượng, được người tiêu dùng biết đến. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2021-2025, ngoài việc gia tăng số lượng sản phẩm OCOP, các sở, ngành, địa phương và chủ thể sản xuất cần tìm lời giải hiệu quả, thiết thực cho bài toán tìm kiếm thị trường thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP hiệu quả.

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP trong giai đoạn mớiNhờ làm tốt công tác quảng bá, tìm kiếm thị trường cơ sở Đông y Quang Anh (Quảng Xương) đã tăng sức tiêu thụ sản phẩm và hiệu quả kinh tế.

Theo ông Bùi Công Anh, Phó chánh Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM): Chương trình OCOP đã góp phần tạo việc làm, thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm thế mạnh của từng địa phương; tạo làn gió mới cho khu vực kinh tế nông thôn, nhất là khu vực các làng nghề. Đồng thời, nâng cao trách nhiệm và năng lực của các chủ thể trong tổ chức sản xuất, quảng bá và phát triển thị trường sản phẩm. Tuy nhiên, qua triển khai chương trình cho thấy, tỉnh ta tuy có nhiều làng nghề, nhiều sản phẩm địa phương nhưng số lượng làng nghề có sản phẩm độc đáo, có uy tín trên thị trường chưa nhiều, các doanh nghiệp làng nghề còn lúng túng trong tiếp cận thị trường, quảng bá sản phẩm. Vì vậy, trong giai đoạn mới cần thực hiện nhiều giải pháp để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, nhất là đẩy mạnh xuất khẩu đối với những sản phẩm OCOP chất lượng, tiêu biểu.

Nhìn lại mặt bằng phát triển của một số sản phẩm, trước và sau khi được công nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh đều nhận thấy rằng, hầu hết các sản phẩm đều được nâng tầm về chất lượng, sản lượng và hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó, điều đáng ghi nhận chính là sự thay đổi tư duy sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ của các chủ thể sản xuất. Tại cơ sở Đông y Quang Anh (Quảng Xương) những ngày cuối năm đang tất bật hoàn thiện những đơn hàng gửi đến người tiêu dùng. Chị Nguyễn Thị Lan Anh, chủ cơ sở, cho biết: Cơ sở có 2 sản phẩm là Ngâm chân mộc việt và Lá xông cảm lạnh được công nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Sau khi được chứng nhận, sức tiêu thụ của sản phẩm mạnh hơn 2-3 lần. Trong đó, sản phẩm đã được tiêu thụ tại Nhật Bản, Hàn Quốc... Hiện tại, cơ sở Đông y Quang Anh đã được phát triển thành Công ty TNHH Quang Anh và đầu tư mở rộng quy mô để đáp ứng nhu cầu sản xuất, xuất khẩu. Được biết, chỉ sau hơn 1 năm được công nhận sản phẩm OCOP, doanh thu của chị Lan Anh đã đạt hơn 1,8 tỷ đồng/năm, cao hơn 2,5 lần so với trước đây. Để đạt được những kết quả đó, bên cạnh sự đầu tư bài bản về công nghệ, đơn vị đã chú trọng đến thực hiện quảng bá sản phẩm, như: tham gia các hội chợ, triển lãm trong và ngoài tỉnh do Văn phòng Điều phối Chương trình XDNTM hỗ trợ; tích cực quảng bá sản phẩm thông qua các website giới thiệu sản phẩm... Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện các quy trình để đề nghị công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh cho một số sản phẩm mới.

Theo khảo sát của Văn phòng Điều phối Chương trình XDNTM, đa phần các sản phẩm được chứng nhận sản phẩm OCOP đều có sự phát triển vượt bậc về doanh số, quy mô sản xuất và thị trường tiêu thụ. Trong đó, tư duy, kỹ năng khai thác, tìm kiếm thị trường của các chủ thể đã có sự thay đổi rõ rệt. Tiêu biểu như chủ thể Lê Đình Tú, Giám đốc HTX dịch vụ nông lâm nghiệp Bình Sơn (Triệu Sơn). Trước đây, HTX chỉ sản xuất theo hướng thủ công tại tất cả các công đoạn từ hái, sao chè đến đóng gói, tiêu thụ sản phẩm trong vùng. Tuy nhiên, khi tham gia vào chu trình OCOP thì HTX đã đầu tư máy móc, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện cơ giới hóa nhiều công đoạn sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm. Bản thân ông Lê Đình Tú cũng hăng hái tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm và tự “mày mò” đi thăm nhiều mô hình sản xuất tại các địa phương trong, ngoài tỉnh để “học” cách thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Trong năm 2020, ông Tú đã đưa sản phẩm của HTX đi tham gia 7 hội chợ, triển lãm trong, ngoài tỉnh. Nhờ đó, 2 sản phẩm OCOP của HTX đã được mở rộng thị trường, được nhiều người tiêu dùng biết đến. Nhờ đó, HTX tiêu thụ hơn 12 tấn mật ong, hơn 20 tấn chè, doanh thu gần 20 tỷ đồng/năm. Đồng thời, liên kết với 20 hộ nuôi ong, 400 hộ trồng chè trong xã để sản xuất 2 loại sản phẩm nói trên.

Từ những chuyển biến tích cực, thúc đẩy sức tiêu thụ sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2018-2020, Văn phòng Điều phối Chương trình XDNTM tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh ban hành những cơ chế, chính sách phát triển Chương trình OCOP. Trong đó, để trực tiếp thúc đẩy sức tiêu thụ cho các sản phẩm OCOP, ông Bùi Công Anh nhấn mạnh: Trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh ta tiếp tục tuyên truyền cho Nhân dân hiểu, tăng cường sử dụng sản phẩm OCOP; tập huấn, nâng cao năng lực quản lý, sản xuất của cán bộ và chủ thể sản xuất. Đồng thời, đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm ra các tỉnh, thành phố trong cả nước thông qua việc tham gia hội chợ, triển lãm, hội nghị và xây dựng các cửa hàng trưng bày, giới thiệu, bán sản phẩm OCOP để tạo mạng lưới phân phối sản phẩm hoàn thiện. Bên cạnh đó, trọng tâm trong năm 2021, Văn phòng Điều phối Chương trình XDNTM sẽ tham mưu cho tỉnh tổ chức ngày hội Tinh hoa sản vật xứ Thanh tại Hà Nội và hỗ trợ thành lập các đơn vị tư vấn về quy trình tham gia OCOP cho các chủ thể và giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng... nhằm tạo ra “hệ sinh thái” sản phẩm OCOP hiệu quả, toàn diện nhất.

Nếu từ năm 2018 đến năm 2020, được xem là giai đoạn phát triển sản phẩm OCOP theo bề rộng, thì giai đoạn mới – năm 2021 đến năm 2025 sẽ là thời kỳ chương trình OCOP tỉnh Thanh Hóa phát triển đồng bộ cả chiều rộng và chiều sâu, chú trọng phát triển đồng đều giữa lượng và chất. Trong đó, việc thúc đẩy phong trào khởi nghiệp, hình thành nhiều vùng sản xuất nông sản sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chuỗi giá trị sản phẩm, đưa nhiều hơn sản phẩm OCOP chất lượng có mặt trong các chuỗi hệ thống tiêu thụ nội địa, các siêu thị lớn và vươn ra thị trường xuất khẩu... chính là điều kiện cần và đủ để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP một các hiệu quả, bền vững.

Bài và ảnh: Lê Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]