Đẩy nhanh việc thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất trên địa bàn tỉnh
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi yêu cầu các đơn vị thuộc đối tượng sắp xếp lại cơ sở nhà đất phải lập trình, phê duyệt phương án sắp xếp, tiến hành nhanh, sớm và hoàn thành trong năm 2024. Quá trình xây dựng và thực hiện phương án cần công khai, minh bạch, phù hợp, tránh lãng phí; tăng cường thanh tra, kiểm tra, chống tiêu cực, bảo đảm lợi ích cho Nhà nước và Nhân dân.
Sáng 28/2, đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo sắp xếp cơ sở nhà, đất tỉnh Thanh Hóa (BCĐ) đã họp nghe báo cáo tình hình thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất trên địa bàn tỉnh. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành, địa phương liên quan.
Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng BCĐ
chủ trì cuộc họp.
Theo báo cáo của Sở Tài chính - Cơ quan Thường trực BCĐ, sau khi rà soát, điều chỉnh theo các phương án, tổng số cơ sở nhà, đất đã phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý là 11.422 cơ sở; trong đó, cơ sở nhà đất của các sở, ngành và đơn vị công lập cấp tỉnh là 364 cơ sở; cơ sở nhà, đất của các huyện, thị xã, thành phố là 11.058 cơ sở.
Về kết quả thực hiện phương án đến 31/3/2023, sau khi rà soát, BCĐ đã đề xuất phương án xử lý đối với các cơ sở như sau: 10.380 cơ sở đã được phê duyệt giữ lại tiếp tục sử dụng; 283 cơ sở chuyển giao về địa phương để quản lý, xử lý; 51 cơ sở thu hồi; 59 cơ sở tạm giữ lại tiếp tục sử dụng; 270 cơ sở thực hiện điều chuyển; 379 cơ sở thực hiện bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Đại diện lãnh đạo Sở Tài chính báo cáo phương án, kết quả sắp xếp lại, xử lý nhà, đất.
Trong triển khai thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do bất cập trong quy định của pháp luật; việc xác định bán tài sản trên đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất gặp khó khăn; số lượng cơ sở nhà, đất phải sắp xếp lại lớn nhưng nhiều cơ sở có diện tích nhỏ; nhiều cơ sở nhà, đất còn thiếu pháp lý, còn nhiều bất cập, chưa chính xác; hồ sơ pháp lý về nhà, đất còn nhiều trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Chủ tịch UBND thị xã Bỉm Sơn Trịnh Tuấn Thành báo cáo khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Cùng với đó, công tác rà soát, cập nhật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và các quy hoạch có liên quan khác đang còn chậm; UBND cấp huyện mới chỉ quan tâm tới việc sắp xếp về bộ máy tổ chức, biên chế, con người, mà chưa quan tâm đúng mức tới việc sắp xếp, xử lý các cơ sở nhà đất, trụ sở công sau khi sáp nhập.
Chủ tịch UBND huyện Cẩm Thuỷ Phạm Viết Hoài phát biểu tại cuộc họp.
Tại hội nghị, các thành viên BCĐ đã báo cáo, giải trình những vướng mắc trong quá trình thực hiện; đồng thời trao đổi, thảo luận các giải pháp để thực hiện phương án sắp xếp cơ sở nhà, đất hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phát biểu tại cuộc họp.
Kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi khẳng định: Việc thực hiện sắp xếp, cơ sở nhà, đất là chỉ đạo của các cấp Trung ương và quá trình này cần được quan tâm đẩy nhanh, thực hiện quyết liệt hơn nữa nhằm đưa tài nguyên đất và các tài sản đã đầu tư vào sử dụng hợp lý, hiệu quả, tránh lãng phí và gây bức xúc dư luận.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi kết luận cuộc họp.
Trong thời gian qua, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh cũng đã rất quan tâm chỉ đạo, ban hành nhiều văn bản, tổ chức nhiều cuộc làm việc để giải quyết, hướng dẫn việc thực hiện sắp xếp lại các cơ sở nhà đất đang dôi dư sau sáp nhập; những diện tích đất, cơ sở đang bị lãng phí sau khi di chuyển, sắp xếp các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước... Tuy nhiên, kết quả thực hiện vẫn chưa đạt kỳ vọng và mong muốn, vẫn còn nhiều ý kiến trong Nhân dân; nhiều tài sản chưa được sắp xếp lại, đưa vào sử dụng, gây mai một, xuống cấp, lãng phí.
Các sở, ngành, địa phương dự cuộc họp.
Trên cơ sở ý kiến của các đơn vị, địa phương, đồng chí đề nghị các sở, ngành cần tăng cường trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ hơn trong thực thi nhiệm vụ; đặc biệt là hướng dẫn các địa phương, đơn vị trong quá trình thực hiện sắp xếp đúng quy định tại các Nghị định, Thông tư đã được ban hành. Các ngành cần rà soát lại kết quả đã thực hiện được, những nhóm khó khăn như: thiếu cơ sở pháp lý, không phù hợp quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng... để hoạch định giải pháp, hướng dẫn các địa phương, đơn vị thực hiện.
Cùng với đó, đồng chí yêu cầu các địa phương, đơn vị có cơ sở thuộc quản lý việc sắp xếp phải chủ động đẩy nhanh tiến độ điều chỉnh, các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất... làm cơ sở thực hiện khi xây dựng được phương án sắp xếp phù hợp; đặc biệt là các địa phương có dư địa phát triển tốt như TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn...
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị thuộc đối tượng sắp xếp lại cơ sở nhà, đất phải lập trình, phê duyệt phương án sắp xếp, tiến hành nhanh, sớm và hoàn thành trong năm 2024. Quá trình xây dựng và thực hiện phương án cần công khai, minh bạch, phù hợp, tránh lãng phí so với nhu cầu sử dụng của các đơn vị nhận chuyển giao; trong đó các vị trí có lợi thế thương mại cần được ưu tiên đấu giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất để phát triển thương mại, tạo nguồn thu ngân sách. Công tác sắp xếp cần gắn liền với việc chống tham nhũng, tiêu cực; tăng cường thanh tra, kiểm tra, bảo đảm lợi ích cho Nhà nước và Nhân dân.
Minh Hằng
{name} - {time}
-
2024-12-28 16:45:00
Nâng cao hiệu quả sản xuất vụ đông
-
2024-12-28 13:39:00
Phát triển kinh tế lâm nghiệp ở Ngọc Lặc
-
2024-02-28 10:27:00
Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công
Thực hiện đồng bộ các giải pháp chống khai thác IUU
Bản tin tài chính 28/2/2024: Giá vàng thế giới tăng mạnh khi đồng USD suy giảm
“Tăng tốc” về đích các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
Tín dụng chính sách tiếp sức cho học sinh, sinh viên khó khăn được đến trường
Tập trung tháo gỡ khó khăn liên quan đến cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án
Hoàn tất bàn giao mặt bằng cho dự án đường dây 500 kV mạch 3 trong tháng 3/2024
Khởi sắc trong thu hút đầu tư phát triển
Thiệu Long phát triển nguồn lực xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu
Bản tin tài chính 27/2/2024: Giá vàng trụ vững trên 79 triệu đồng/lượng