(Baothanhhoa.vn) - Từ nguồn vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, những năm qua các xã miền núi, vùng cao của tỉnh được đầu tư nhiều nguồn lực xây dựng hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống Nhân dân; trong đó, tập trung vào hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng đặc biệt khó khăn. Từ đó, mở ra cơ hội để các địa phương thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân.

Đầu tư hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Từ nguồn vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, những năm qua các xã miền núi, vùng cao của tỉnh được đầu tư nhiều nguồn lực xây dựng hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống Nhân dân; trong đó, tập trung vào hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng đặc biệt khó khăn. Từ đó, mở ra cơ hội để các địa phương thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân.

Đầu tư hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núiTrường Mầm non Trung Sơn (Quan Hóa) được hoàn thiện góp phần thay đổi diện mạo vùng khó khăn.

Với nhiều nỗ lực của các cấp, ngành chức năng từ tỉnh, huyện đến xã, đến nay cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn và các xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh đã có những đổi thay tích cực. Từng là địa bàn đặc biệt khó khăn của tỉnh, bản Ché Lầu xã Na Mèo (Quan Sơn) có 65 hộ dân với hơn 300 nhân khẩu, đã có rất nhiều đổi khác khi đường được bê tông, điện lưới quốc gia được kéo về từng hộ dân. Ông Thao Văn Lênh - một người dân ở đây, chia sẻ: “Nếu trước đây con đường dẫn vào bản chỉ là những lối đi nhỏ, bùn đất, sình lầy, thì nay đã được bê tông, có điện sáng vào tận nhà, chúng tôi phấn khởi lắm! Trẻ em có điều kiện học tập thuận tiện hơn. Chăn nuôi trâu bò, lợn gà được thương lái về tận nơi mua. Có đường, có điện, chúng tôi có thêm động lực để vươn lên thoát nghèo, xây dựng bản làng nông thôn mới, ấm no, hạnh phúc”.

Không riêng xã biên giới Na Mèo, từ năm 2021 đến cuối năm 2024, từ nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại 11 huyện miền núi trên địa bàn tỉnh đã đầu tư xây hoàn thành và đưa vào sử dụng nhiều dự án giao thông như: dự án nâng cấp, cải tạo đường giao thông xã Xuân Quỳ - Thanh Lâm - Thanh Xuân (Như Xuân); tuyến đường từ thị trấn Mường Lát - Đồn Biên phòng 483 - Mốc G3 (Mường Lát); đường tuần tra từ Km 79 đi bản Chà Khót - Mốc quốc giới 331 (Quan Sơn); đường giao thông từ xã Thanh Quân - Thanh Phong (Như Xuân) đi xã Châu Nga, huyện Quỳnh Châu (Nghệ An); đường giao thông phục vụ công tác cứu hộ cho các xã Trung Thượng và Trung Tiến (Quan Sơn)...

Ngoài ra, đã đầu tư xây dựng hơn 400 công trình giao thông, kết nối giao thông thuận lợi giữa các địa phương khu vực miền núi và với các vùng lân cận. Đặc biệt đã xây dựng 2 công trình giao thông trọng điểm là dự án đường Vạn Thiện đi Bến En có chiều dài 12km với tổng mức đầu tư 1.181 tỉ đồng; công trình cầu Bến Kẹm (Bá Thước) có chiều dài 276,6m với tổng mức đầu tư gần 80 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, cũng từ nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có 37 thôn, bản, cụm dân cư trên địa bàn các huyện: Lang Chánh, Như Thanh, Quan Sơn, Quan Hóa, Bá Thước, Mường Lát, Thường Xuân được đầu tư hạ tầng cấp điện, 100% thôn, bản vùng miền núi đã có điện lưới quốc gia. Cũng từ nguồn vốn này đã đầu tư xây dựng 135 công trình thủy lợi, góp phần đáp ứng 92,5% nhu cầu tưới tiêu trên địa bàn các huyện miền núi... Đầu tư xây dựng 73 công trình trường học, nâng tỷ lệ trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia đạt 72,8%... Những công trình đầu tư kết cấu hạ tầng khu vực đồng bào dân tộc thiểu số đã hoàn thành, đưa vào sử dụng đều phát huy hiệu quả. Cùng với đó, hiện nay hàng chục công trình đang tiếp tục được đầu tư xây mới, góp phần làm thay đổi diện mạo, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần người dân vùng khó.

Để đạt được kết quả này, bên cạnh sự chỉ đạo quyết liệt của tỉnh còn có sự nỗ lực của các cấp, ngành chức năng trong việc triển khai lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án của Trung ương, của tỉnh đầu tư cho địa bàn miền núi, vùng cao. Trong đó, phải kế đến việc triển khai hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Chính phủ tại các địa phương. Các dự án được đầu tư xây dựng đều tuân thủ quy định của pháp luật, phù hợp với nhu cầu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương. Đặc biệt, các cấp, ngành đã thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân để bà con tích cực hưởng ứng các chương trình, dự án, sẵn sàng góp công, của khi được vận động tham gia.

Có thể khẳng định, việc đầu tư các nguồn lực xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu tại các huyện miền núi có ý nghĩa hết sức quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Do vậy, các ngành, địa phương tiếp tục thực hiện hiệu quả nguồn vốn đầu tư của Nhà nước và các thành phần kinh tế để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ ở địa bàn miền núi, vùng cao. Trong đó, tập trung nguồn lực đầu tư cứng hóa hệ thống đường giao thông đến các trung tâm xã; đường liên xã, liên thôn, liên bản và kết nối các xã thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn với nhau. Ưu tiên cho các tuyến đường kết nối với các khu vực có tiềm năng phát triển để tập trung đầu tư trước. Bố trí hợp lý nguồn vốn để đầu tư các tuyến đường nội đồng, đường đến khu sản xuất nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đó, góp phần đổi thay diện mạo, cải thiện cuộc sống người dân vùng cao, vùng dân tộc thiểu số.

Bài và ảnh: Lương Khánh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]