Đầu tư các khu tái định cư tạo tiền đề giải phóng mặt bằng
Tái định cư (TĐC) là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) phục vụ các dự án. Việc đầu tư các khu TĐC đồng bộ để người dân có chỗ ở, tạo lập cuộc sống ổn định, góp phần bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho người có đất bị thu hồi, tạo thuận lợi cho công tác GPMB để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội.
Mặt bằng khu dân cư mới ở xã Hoằng Thịnh tạo quỹ đất phục vụ tái định cư được đầu tư hạ tầng kỹ thuật đồng bộ.
Còn nhớ cách đây vài năm, khi thực hiện GPMB dự án đường giao thông Thịnh - Đông (giai đoạn 1), trên địa bàn xã Hoằng Thịnh (Hoằng Hóa) có nhiều hộ dân thuộc diện TĐC. Sau khi hoàn tất các thủ tục, năm 2022, các hộ dân được nhận đất TĐC tại mặt bằng khu dân cư mới nằm giáp trục đường Thịnh - Đông với hạ tầng kỹ thuật được đầu tư đồng bộ theo hướng đô thị.
Ông Lê Đình Thanh, thôn Bắc Đoan Vĩ, xã Hoằng Thịnh, một trong những hộ thuộc diện TĐC để thực hiện dự án đường Thịnh - Đông, chia sẻ: “Gia đình tôi làm nhà và chuyển về khu TĐC sinh sống từ năm 2023. Nơi ở mới được đầu tư đường giao thông, vỉa hè, thoát nước, điện chiếu sáng, điện sinh hoạt rất khang trang, thuận lợi... Người dân ở đây rất hài lòng khi về nơi ở mới”.
Tại huyện Hoằng Hóa, những năm gần đây có nhiều công trình, dự án quan trọng, mang tính đột phá, liên kết vùng được triển khai thực hiện, nhất là các dự án giao thông. Điểm chung của các dự án là đều có diện tích đất và tài sản trên đất cần GPMB tương đối lớn. Trong số đó, nhiều hộ dân có nhà và đất ở bị ảnh hưởng, phải di dời TĐC. Việc đầu tư các mặt bằng dân cư mới tạo quỹ đất TĐC cho các hộ dân bị ảnh hưởng là việc làm quan trọng. Theo thống kê, từ năm 2020 đến nay, trên địa bàn huyện có gần 10 dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu dân cư mới vừa tạo quỹ đất TĐC, vừa tạo nguồn ngân sách để đầu tư xây dựng cơ bản.
Ông Lê Đình Cường, cán bộ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Hoằng Hóa, cho biết: Quan điểm, định hướng của huyện Hoằng Hóa khi thực hiện các khu TĐC đó là phải được đầu tư đồng bộ về hạ tầng, theo hướng đô thị, phù hợp quy hoạch, cảnh quan. Vì vậy, khi triển khai thực hiện các dự án mặt bằng dân cư mới nói chung, mặt bằng tạo quỹ đất TĐC nói riêng đều được quan tâm đầu tư đồng bộ, vỉa hè lát đá, mặt đường thảm nhựa, cây xanh, hệ thống thoát nước, cấp nước sạch, điện chiếu sáng, cấp điện sinh hoạt được ngầm hóa... Khi các hộ dân thuộc diện TĐC nhận đất và chuyển đến nơi ở mới đều khá hài lòng, ổn định cuộc sống mới. Đây cũng là cách để địa phương “tiệm cận” dần với các tiêu chí phát triển đô thị.
Tại thị xã Nghi Sơn, GPMB và sắp xếp lại dân cư là một trong 4 chương trình trọng tâm mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã Nghi Sơn đã xác định tập trung thực hiện trong nhiệm kỳ 2020-2025. Vì vậy, việc đầu tư xây dựng hoàn thiện các khu TĐC là tiền đề quan trọng của công tác GPMB. Những năm gần đây, trên địa bàn thị xã đã xây dựng hoàn thành nhiều khu TĐC, như: Các khu TĐC tại địa bàn các xã Phú Lâm, Phú Sơn, Tân Trường, Trường Lâm (bố trí quỹ đất phục vụ di dân Dự án đường cao tốc Bắc - Nam và dự án đường điện 500KV đấu nối Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 2 vào lưới điện quốc gia); khu TĐC tại phường Tân Dân (phục vụ Dự án khu du lịch sinh thái Tân Dân T&T); khu TĐC tại phường Hải Hòa (phục vụ Dự án đường BT Hải Hòa - Bình Minh); các khu TĐC tại phường Hải Châu và Hải Ninh (phục vụ dự án đường bộ ven biển)... Các khu TĐC với hạ tầng đồng bộ đã giúp người dân an cư khi phải di dời nhà cửa, bàn giao đất để phục vụ các dự án quan trọng trên địa bàn. Thị xã đang tiến hành các bước để triển khai Dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu TĐC phục vụ di dân xã Hải Hà.
Có thể nói, trong những năm gần đây, các địa phương khi GPMB thực hiện các dự án đều đầu tư xây dựng hoàn thiện các khu TĐC có đầy đủ các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, phù hợp với truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư nơi có đất thu hồi nên người dân cũng rất yên tâm để ổn định cuộc sống mới. Và tại Điều 110 Luật Đất đai 2024 cũng đã quy định rõ về việc lập và thực hiện dự án TĐC, khu TĐC. Theo đó, TĐC bảo đảm các điều kiện, như: Hạ tầng kỹ thuật khu TĐC tối thiểu phải đạt tiêu chuẩn NTM đối với khu vực nông thôn, đạt tiêu chuẩn đô thị đối với khu vực đô thị. Hạ tầng xã hội khu TĐC phải bảo đảm khả năng tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, chợ, thương mại, dịch vụ, vui chơi, giải trí, nghĩa trang; phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của từng vùng, miền. Đây chính là cơ sở pháp lý quan trọng để các khu TĐC được hình thành với hạ tầng đồng bộ, đáp ứng nhu cầu của người dân.
Bài và ảnh: Minh Hiền
{name} - {time}
-
2024-12-24 17:10:00
Phối hợp tuyên truyền thực hiện các chính sách tín dụng nông nghiệp, nông thôn và nông dân
-
2024-12-24 14:43:00
Tập trung sản xuất rau màu, đảm bảo chủ động nguồn cung
-
2024-12-24 09:52:00
Hyundai Lam Kinh: Tri ân khách hàng 2024 - Kết nối giá trị bền lâu
Thủ tướng Chính phủ đồng ý tổ chức Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024
Bản tin Tài chính 24/12: Giá vàng trong nước và thế giới ngược chiều
Giảm lãi suất cho vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng của bão số 3
Thị trường giỏ quà Tết 2025: Hàng Việt chiếm ưu thế
Chủ động phục vụ nước tưới sản xuất vụ chiêm xuân năm 2025
Thúc đẩy công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản
Cơ chế đặc thù làm đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Cơ hội nào cho nhà thầu nội?
Bản tin Tài chính 23/12: Giá vàng bật tăng trong tuần mới?
EU nâng tần suất kiểm tra sầu riêng Việt Nam lên 20%