(Baothanhhoa.vn) - Đảng bộ xã Vĩnh Tân (Vĩnh Lộc) vừa qua đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập (3-12-1948 – 3-12-2018).

Tin liên quan

Đọc nhiều

Vĩnh Tân – Xưa và nay

Vĩnh Tân – Xưa và nay

Đảng bộ xã Vĩnh Tân (Vĩnh Lộc) vừa qua đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập (3-12-1948 – 3-12-2018).

Vĩnh Tân vốn là miền quê nghèo, đất chật người đông, tài nguyên thiên nhiên không có gì lớn. Diện tích tự nhiên của xã có 671 ha (trong đó đất sản xuất nông nghiệp chỉ có 245 ha, còn lại là thổ cư, đất đồi núi làm lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản). Xã bao gồm 2 làng là Bồng Trung và Đa Bút, hiện có trên 900 hộ gia đình với hơn 3.000 nhân khẩu.

Tuy vậy, nhân dân Vĩnh Tân có tài sản lớn, vô giá là quê hương mình có bề dầy lịch sử với nền văn hóa đặc sắc lâu đời. Nơi đây có truyền thống hiếu học với nhiều bậc khoa cử đỗ đạt cao, đóng góp tích cực cho đất nước; là một trong 4 địa danh trong toàn cõi Kinh Bắc, Nam sông Hồng, sông Cả:

Bắc Cổ Am, Nam Hành Thiện

Nghệ Đông Thành, Thanh Đông Biện.

Vào cuối thế kỷ 19, làng Đông Biện đổi tên gọi thành làng Bồng Trung bởi chữ Biện là tên húy của vua Đồng Khánh bấy giờ. Còn huyện Yên Thành (Nghệ An) ngày nay được thành lập vào thời vua Minh Mạng thứ 18 (năm 1838) do tách từ huyện Đông Thành ra.

Tinh thần yêu quê hương đất nước, chống áp bức cường quyền của người dân Vĩnh Tân luôn là truyền thồng được tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác. Mỗi khi Tổ quốc bị ngoại bang xâm chiếm, trên đất Vĩnh Tân lại xuất hiện những anh hùng bất khuất, vì nước quên mình. Tấm gương tiêu biểu là Tiến sĩ Tống Duy Tân trong phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp. Cuộc chiến đấu thất bại, cụ bị bắt. Giặc dùng mọi thủ đoạn hòng dụ dỗ, mua chuộc nhưng đều thất bại. Cuối cùng, chúng đem hành quyết cụ ở gần cầu Cốc, tỉnh lỵ Thanh Hóa vào ngày 15-10-1892. Trước lúc hy sinh, cụ ung dung đọc câu đối thể hiện khí tiết của mình:

Nhi kim thủy liễu tiền sinh trái

Tự cổ do truyền bất tử danh

(Tạm dịch:

Nợ xưa nay đã trả xong rồi

Cái danh bất tử trọn đời còn vang)

Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã viết (trong tác phẩm Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch): “Tống Duy Tân là nhà trí thức đấu tranh anh dũng chống bọn xâm lược...”

Từ 3 đảng viên đầu tiên hoạt động bí mật trước Cách mạng Tháng Tám gồm các đồng chí Hoàng Xung Phong, Nguyễn Quang Hành, Nguyễn Văn Hòa, nay Đảng bộ xã Vĩnh Tân đã lớn mạnh với 198 đảng viên sinh hoạt trong 6 chi bộ. Sức trẻ, nhiệt huyết là nét dễ nhận biết trong ban lãnh đạo của Đảng bộ xã.

Suốt 70 năm qua, Đảng bộ Vĩnh Tân luôn là tổ chức cách mạng tiên phong, được nhân dân tin tưởng, nhiệt thành hưởng ứng mọi phong trào do Đảng phát động. Đến nay, Đảng bộ Vĩnh Tân đã qua hơn 30 kỳ đại hội. Tất cả những người được giao nhiệm vụ lãnh đạo cao, đứng mũi chịu sào đều đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được nhân dân tin tưởng.

Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và xâm lược của Mỹ, Vĩnh Tân có 83 liệt sĩ đã anh dũng hy sinh, có 2 anh hùng (anh hùng lao động Mai Xuân Điểm, anh hùng lực lượng vũ trang Lê Hữu Hãnh), 7 bà mẹ được phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng... Vĩnh Tân được Chủ tịch nước tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Lao động hạng Ba và rất nhiều bằng khen của các cấp.

Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể ở Vĩnh Tân luôn được coi trọng. Năm 2017, Đảng bộ đạt trong sạch, vững mạnh tiêu biểu, được Huyện ủy Vĩnh Lộc tặng giấy khen. Chính quyền và các đoàn thể trong xã luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã tặng cờ thi đua cho nhân dân và cán bộ xã Vĩnh Tân đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua năm 2017. Cũng năm này, Vĩnh Tân đã được công nhận hoàn thành và đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới. Hiện nay, Vĩnh Tân đang nỗ lực phấn đấu để trở thành xã nông thôn mới nâng cao vào năm 2020.

Chu Huy Sơn


Chu Huy Sơn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]