(Baothanhhoa.vn) - Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 5, sáng 30-5, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành thảo luận phiên toàn thể ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi).

Các ĐBQH Thanh Hóa tham gia thảo luận, tranh luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự án Luật giao dịch điện tử (sửa đổi)

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 5, sáng 30-5, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành thảo luận phiên toàn thể ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi).

Các ĐBQH Thanh Hóa tham gia thảo luận, tranh luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự án Luật giao dịch điện tử (sửa đổi)

Tham gia thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự án Luật giao dịch điện tử (sửa đổi), ĐBQH Trần Văn Thức, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (Đoàn ĐBQH Thanh Hóa) tán thành cao với sự cần thiết sửa đổi Luật Giao dịch điện tử. Dự thảo Luật sau khi thông qua sẽ thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 52/NQTW ngày 27-9-2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số quốc gia và phát triển các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới, dựa trên nền tảng công nghệ số, internet và không gian mạng, góp phần ngăn chặn kịp thời tác động tiêu cực về kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên không gian mạng.

Qua nghiên cứu dự thảo Luật, ĐBQH Trần Văn Thức cho rằng, thuật ngữ “tham chiếu” được sử dụng nhiều lần (8 lần) trong dự thảo Luật, đây là một thuật ngữ mang tính chất chuyên ngành và được sử dụng trong nhiều chuyên ngành, lĩnh vực khác nhau như: khoa học máy tính; xã hội học, kiến trúc, tài chính, chứng khoán… không phải là từ ngữ thông dụng. Trong giao dịch điện tử thuật ngữ “tham chiếu” được sử dụng với nghĩa như thế nào cần được giải thích cụ thể để đảm bảo việc vận dụng. Do vậy, đề nghị ban soạn thảo bổ sung thêm một khoản vào Điều 3 để giải thích và làm rõ nội hàm của thuật ngữ “tham chiếu”.

Tại Khoản 1 Điều 9 quy định: “Lợi dụng giao dịch điện tử gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Để bảo đảm tính bao quát, toàn diện được quy định tại điều luật đề nghị sửa lại như sau: “Lợi dụng giao dịch điện tử xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”.

Tại Điều 12 dự thảo Luật quy định về giá trị như văn bản của thông điệp dữ liệu như sau: “Trường hợp pháp luật yêu cầu văn bản phải được công chứng, chứng thực thì thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng yêu cầu nếu được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực.”

Qua nghiên cứu, thấy liên quan tới việc chứng thực cũng được quy định tại Luật này (tại các Điều từ 31 đến Điều 36). Do vậy, đề nghị sửa lại quy định vừa trích dẫn nêu trên thành như sau: “Trường hợp pháp luật yêu cầu văn bản phải được công chứng, chứng thực thì thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng yêu cầu nếu được công chứng, chứng thực theo quy định của Luật này và pháp luật về công chứng, chứng thực”.

Tại khoản 3 Điều 14 dự thảo Luật về Giá trị dùng làm chứng cứ của thông điệp dữ liệu quy định: “3. Thông điệp dữ liệu được dùng làm chứng cứ theo quy định của pháp luật về tố tụng”.

Đề nghị xem xét bổ sung vào khoản 3 để sửa đổi lại thành như sau: “3. Thông điệp dữ liệu được dùng làm chứng cứ theo quy định của Luật này và pháp luật về tố tụng” bởi lẽ các quy định của pháp luật về tố tụng như tố tụng hình sự, tố tụng dân sự hoặc tố tụng hành chính chỉ quy định các thuộc tính của chứng cứ, giá trị chứng minh của chứng cứ… theo quy định chung của từng lĩnh vực tố tụng mà không có quy định cụ thể, chi tiết các vấn đề liên quan tới thông điệp dữ liệu điện tử, như: độ tin cậy của cách thức khởi tạo, gửi, nhận hoặc lưu trữ thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính nguyên vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo, gửi, nhận thông điệp dữ liệu và các yếu tố phù hợp khác… các vấn đề này chỉ được quy định trong Luật Giao dịch điện tử. Do vậy, để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, tính khả thi và tính hiệu lực trong việc dẫn chiếu áp dụng thực hiện trên thực tế thì cần phải quy định thông điệp dữ liệu dùng làm chứng cứ theo quy định của cả Luật Giao dịch điện tử và pháp luật về tố tụng như nêu trên.

Tại khoản 3, Điều 38 quy định: “Chính phủ quy định chi tiết về giao kết hợp đồng trên môi trường điện tử”. Theo đại biểu Trần Văn Thức, cần phải xem xét lại quy định tại khoản 3 vừa nêu bởi lẽ về nội dung, hình thức giao kết hợp đồng nói chung đã được quy định tại Bộ luật Dân sự và pháp luật chuyên ngành khác có quy định về hợp đồng, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này. Đồng thời, để thống nhất với quan điểm xây dựng Luật là chỉ quy định những thành tố cơ bản có giá trị pháp lý để thực hiện giao dịch bằng phương tiện điện tử, không quy định lại nội dung, điều kiện, hình thức đã được pháp luật khác quy định. Mặt khác, dự thảo Luật cũng đã quy định các vấn đề liên quan từ Điều 37 đến Điều 41. Vì vậy, đề nghị cần cân nhắc xem xét quy định tại khoản 3 Điều 38 nêu trên.

Về quản lý Nhà nước và dịch cung cấp chữ ký số chuyên dùng, đại biểu Trần Văn Thức đề nghị bổ sung trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về hoạt động giao dịch điện tử thuộc lĩnh vực cơ yếu, chữ ký số chuyên dùng công vụ theo quy định của pháp luật về cơ yếu. Đồng thời bổ sung trách nhiệm của Ban Cơ yếu Chính phủ chủ trì phối hợp với các bộ, ngành và địa phương theo quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Cơ yếu Chính phủ.

Các ĐBQH Thanh Hóa tham gia thảo luận, tranh luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự án Luật giao dịch điện tử (sửa đổi)

Phát biểu tranh luận tại hội trường, ĐBQH Vũ Xuân Hùng (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa), Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội cho biết, tại Luật Giao dịch điện tử hiện hành có 2 loại chữ ký số: chữ ký số chuyên dùng công vụ và chữ ký số công cộng…

Đại biểu cho biết, theo quan điểm trình Chính phủ, việc sửa đổi, luật này không thay đổi chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của các bộ, ngành. Chữ ký số chuyên dùng công vụ có mức độ an toàn kỹ thuật, tính bảo mật rất cao, đạt hiệu quả rất thiết thực và không có vướng mắc, dùng cho người, cấp có thẩm quyền nên mỗi văn bản giao dịch điều ảnh hưởng đến Nhân dân, đến quốc gia, dân tộc. Vì vậy, cần phải được quản lý đặc biệt và cần phải được rà soát kỹ lưỡng để bảo đảm bí mật và an toàn.

Quốc Hương


Quốc Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]