(Baothanhhoa.vn) - Nhận thấy nguồn nội lực để phát triển sản xuất nông nghiệp của địa phương còn hạn chế, những năm qua, huyện Hoằng Hóa đã đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng, phát triển sản xuất nông nghiệp theo chuỗi và bao tiêu sản phẩm theo hợp đồng kinh tế. Những kết quả bước đầu đang tạo cú huých cho quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp của địa phương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Hoằng Hóa đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp

Nhận thấy nguồn nội lực để phát triển sản xuất nông nghiệp của địa phương còn hạn chế, những năm qua, huyện Hoằng Hóa đã đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng, phát triển sản xuất nông nghiệp theo chuỗi và bao tiêu sản phẩm theo hợp đồng kinh tế. Những kết quả bước đầu đang tạo cú huých cho quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp của địa phương.

Huyện Hoằng Hóa đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp

Mô hình trồng cà rốt xuất khẩu của Công ty TNHH Nông nghiệp phát triển Kim Huy Việt Nam.

Với diện tích đất sản xuất nông nghiệp hơn 10.560 ha, chiếm 51,8% tổng diện tích tự nhiên, song đồng ruộng manh mún nhỏ lẻ, hệ thống cơ sở hạ tầng thủy lợi chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ nên những năm trước đây, dù huyện Hoằng Hóa đã nỗ lực, ưu tiên nguồn vốn, đất đai để kêu gọi đầu tư vào phát triển nông nghiệp song kết quả còn hạn chế. Từ năm 2015, huyện đã thực hiện lồng ghép, huy động các nguồn kinh phí để đầu tư nâng cấp, sửa chữa và kiên cố hoá được gần 400 km kênh mương nội đồng, hơn 226 km giao thông nông thôn phục vụ việc vận chuyển, tiêu thụ nông sản. Đồng thời, khuyến khích các xã, thị trấn đẩy mạnh tích tụ ruộng đất để sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, nâng cao năng suất, sản lượng và tính cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp. Theo đó, nền nông nghiệp địa phương cũng có những bước chuyển mới, nhiều dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp được thực hiện, việc liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp và người dân ngày càng được mở rộng. Hiện nay, trên địa bàn huyện Hoằng Hóa thu hút được 19 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực trồng trọt, với tổng diện tích hơn 968 ha và 5 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Ông Nguyễn Quốc Chiến, Giám đốc Công ty CP Nông sản quốc tế An Việt, cho biết: Hiện nay trên địa bàn huyện Hoằng Hóa, công ty thực hiện liên kết sản xuất hơn 390 ha khoai tây marabel với người dân thuộc 30 xã, thị trấn. Qua thời gian, người dân tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, biết ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất cây khoai tây nên đã có những bước đột phá về năng suất, chất lượng. Hầu hết diện tích khoai tây giống cũ được người dân thay thế bằng giống mới, năng suất đạt 22-24 tấn/ha, doanh thu khoảng 120 triệu đồng/ha, năng suất cao hơn 20-30%, hiệu quả kinh tế nhờ đó cũng tăng từ 1,5 đến 1,7 lần so với trước đây.

Điểm sáng của việc thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của huyện Hoằng Hóa chính là dự án thuê 52 ha đất của Công ty TNHH Nông nghiệp phát triển Kim Huy Việt Nam để sản xuất cà rốt quy mô lớn. Bà Nguyễn Thị Hải Yến, đại diện công ty, cho biết: Sau khi xác định được chất đất tại các địa phương phù hợp với cây cà rốt, công ty đã thuê đất của gần 1.000 hộ dân tại 3 xã Hoằng Lưu, Hoằng Đạo, Hoằng Thanh để sản xuất cà rốt xuất khẩu, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ, sử dụng công nghệ tưới tự động. Việc đầu tư sản xuất trên địa bàn huyện vừa bảo đảm nguồn nguyên liệu sản xuất cho công ty, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như hình thành tư duy sản xuất quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp của người dân, để áp dụng vào sản xuất đối với những loại cây trồng khác.

Từ những dự án đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, người dân địa phương đã được tiếp cận với sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nhờ đó nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo được sức cạnh tranh cho nông sản địa phương. Trên địa bàn huyện đã hình thành được hơn 50 ha rau an toàn tập trung theo tiêu chuẩn VietGap, 104 ha tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ cao; 170 trang trại, trong đó có nhiều trang trại ứng dụng công nghệ máng ăn uống tự động, xử lý chất thải thành phân bón hữu cơ...

Theo ông Nguyễn Đình Tuy, Phó Chủ tịch UBND huyện: Để “dọn đường” cho việc áp dụng công nghệ cao, “hút” doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất nông nghiệp, những năm qua, huyện Hoằng Hóa đã tạo quỹ đất, hỗ trợ doanh nghiệp về thủ tục thuê đất. Những chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp khi tham gia vào đầu tư trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp cũng được triển khai đồng bộ. Hệ thống giao thông nội đồng, thủy lợi, đường giao thông, hệ thống điện tại khu vực sản xuất, kinh doanh... được đầu tư, mở rộng nhằm tạo thuận lợi cho việc áp dụng cơ giới vào sản xuất nông nghiệp. Cùng với đó, chính sách bao tiêu sản phẩm, xây dựng bảo hộ thương hiệu độc quyền cho nông sản và các loại hàng hóa nông nghiệp khác được chú trọng. Mối liên kết giữa Nhà nước - nhà nông - nhà khoa học - doanh nghiệp ngày càng được gắn chặt, bền vững, tạo tiền đề khả quan cho ngành nông nghiệp... Bên cạnh đó, 40/43 xã trên địa bàn huyện đã thực hiện tích tụ được 392 ha đất sản xuất nông nghiệp hướng tới sản xuất tập trung quy mô lớn. Đây chính là một tín hiệu đáng mừng, minh chứng cho việc cả hệ thống chính trị, nhân dân trên địa bàn huyện đã và đang tích cực thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp của địa phương.

Bài và ảnh: Lê Hòa


Bài Và Ảnh: Lê Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]