Chuyện không hề nhỏ
Mấy năm trước, bạn tôi là một doanh nhân ở phương Nam nhân chuyến công tác tại TP Thanh Hóa đã dành cho tôi một phần buổi sáng. Anh cho biết khá ấn tượng về hạ tầng của thành phố, nhưng không vui vì chỉ khoảng 30 phút ngồi cà phê nhưng phải dán đoạn câu chuyện nhiều lần để giải thích cho những người hành khất rời đi.
Tôi đem câu chuyện về một lãnh đạo địa phương từng bày tỏ rất không hài lòng khi trên địa bàn TP Thanh Hóa còn có những hình ảnh không đẹp như thế này để thông tin cho anh biết. Tôi nói rằng, lãnh đạo đã nói như thế thì trước sau gì tệ nạn ăn xin và núp bóng để ăn xin cũng sẽ được giải quyết. Nói như thế, bởi tôi từng nghe kể ở một số đô thị trong những quyết tâm xây dựng đô thị văn minh, chính quyền đã có những biện pháp mạnh, trong đó có việc kiềm chế sự quá đà của hành khất như một sự cam kết với khách du lịch và nhà đầu tư về tiêu chí xã hội và năng lực của bộ máy.
Lâu lâu điều mà tôi nói với anh lại dội lên trong đầu. Tôi không biết phải lý giải thế nào với sự ý chí của tôi khi đó nữa. Cách đây ít ngày anh bạn nói rằng dự kiến hè này sẽ ghé qua TP Thanh Hóa, tiện sẽ thăm tôi. Cho đến tận giờ, nhiều hôm ăn sáng và ngồi cà phê ở vỉa hè tôi vẫn bị những người ăn xin quen mặt quấy rầy. Đem chuyện ấy phàn nàn với một số người, thì câu trả lời của họ đại ý rằng: Còn bao nhiêu việc phải lo. Nạn ăn xin chỉ là chuyện nhỏ thôi mà. Tôi không đồng ý với cách nhìn nhận đó, nhưng đã có lúc tôi nghĩ rằng hay là như thế thật.
Tôi nhớ anh bạn từng nói rằng, một đô thị muốn làm việc lớn thì phải chú ý cả những việc nhỏ nhất. Nạn ăn xin nhìn thế thôi nhưng không phải là việc nhỏ. Đó cũng là bộ mặt đô thị. Trong chừng mực nào đó, việc dẹp nạn ăn xin cũng phản ánh năng lực của chính quyền. Anh là một người đi nhiều, tiếp xúc nhiều và có nhiều trải nghiệm. Điều anh nói cũng là sự gom nhặt, tổng kết từ nhiều nơi anh đến, việc anh từng chứng kiến.
Liên quan đến tệ nạn ăn xin, cách đây chưa lâu sau khi tiếp nhận phản ánh về tình trạng người ăn xin trước cổng phủ Na, Công an huyện Như Thanh, xã Xuân Du và Ban Quản lý khu di tích đã ngay lập tức vào cuộc xử lý, cả 8 người ăn xin ở cổng di tích đã được hỗ trợ tiền và gạo, liên hệ bàn giao cho gia đình và địa phương quản lý, người đi lễ không còn bị làm phiền. Nạn ăn xin từng gây nhức nhối ở đây vào mỗi mùa lễ hội, và bây giờ điều đó đã được giải quyết. Tôi không có ý so sánh giữa hai địa phương bởi về quy mô, tính chất là khác nhau. Nhưng tôi vẫn cho rằng để làm tốt điều đó thì trên hết cần phải có quyết tâm. Tôi tin thành phố quê mình rồi cũng sẽ làm được, chỉ là cần thêm thời gian. Tôi sẽ nói vấn đề ấy với anh bạn trong lần sắp tới anh trở lại.
Hạnh Nhiên
{name} - {time}
-
2025-01-14 21:06:00
Bịt “kẽ hở” trong công tác quản lý người nước ngoài (Bài 2): Núp bóng đầu tư “chui”
-
2025-01-14 20:05:00
“Còn thông tin về mộ liệt sĩ, còn tổ chức tìm kiếm, quy tập”
-
2024-03-09 11:39:00
Lan tỏa nếp sống xanh, sạch, đẹp
Ngày cao điểm tình nguyện xây dựng đô thị văn minh
Tuyên truyền, tư vấn chính sách BHXH, BHYT tại “Ngày hội việc làm năm 2024”
Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh
Phụ nữ Thanh Hóa đồng loạt hưởng ứng Tuần lễ áo dài Việt Nam
16 đội thi xuất sắc nhất bước vào vòng chung kết cuộc thi “Tiếng nói Xanh”
Quan tâm phụ nữ thực chất hơn
Cơ hội việc làm cho lao động thất nghiệp
Hiệu quả từ công tác phòng chống bạo lực gia đình
Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3