(Baothanhhoa.vn) - Xác định phát triển chăn nuôi là một trong những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân, huyện Nga Sơn đã hỗ trợ, khuyến khích người dân đầu tư xây dựng các trang trại, ứng dụng khoa học - kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng con nuôi... nhất là chú trọng thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.

Chú trọng phát triển chăn nuôi gắn với phòng, chống dịch bệnh

Xác định phát triển chăn nuôi là một trong những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân, huyện Nga Sơn đã hỗ trợ, khuyến khích người dân đầu tư xây dựng các trang trại, ứng dụng khoa học - kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng con nuôi... nhất là chú trọng thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.

Chú trọng phát triển chăn nuôi gắn với phòng, chống dịch bệnhTrang trại chăn nuôi gà nằm trong cụm trang trại chăn nuôi tập trung xã Nga Bạch.

Với tổng đàn gia súc, gia cầm hơn 300 nghìn con, huyện Nga Sơn luôn chú trọng chỉ đạo các xã, thị trấn phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Nhất là áp dụng các biện pháp xử lý chất thải, như: Làm bể sục khí, xây dựng hầm biogas, sử dụng chế phẩm sinh học... góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường. Để nâng cao hiệu quả sản xuất, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện đã thực hiện chuyển giao, hướng dẫn người dân quy trình kỹ thuật phối giống nhân tạo để cải tạo đàn lợn, đàn bò và định kỳ tổ chức đánh giá, bình tuyển chất lượng đàn lợn giống phẩm cấp bố mẹ trên địa bàn nhằm loại thải giống kém chất lượng, không có lý lịch, nguồn gốc rõ ràng.

Tại các xã, thị trấn cũng đã phát động phong trào thành lập các nhóm hộ, tổ hợp tác, HTX chăn nuôi để tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi trao đổi kinh nghiệm, học hỏi kỹ thuật và hỗ trợ về đầu ra của sản phẩm. Hiện nay, tại các xã: Nga Văn, Nga Bạch, Nga Thành, Nga An... đã hình thành được 72 trang trại chăn nuôi gà, lợn ngoại hướng nạc, dê... quy mô lớn; 50 cơ sở giết mổ bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời, hình thành và phát triển chăn nuôi gà, lợn theo chuỗi liên kết gắn với chế biến và tiêu thụ với Tập đoàn Japfa Việt Nam, Tập đoàn CP Việt Nam, Golden, Công ty CP Chăn nuôi CP Việt Nam...

Tại xã Nga Bạch, một trong những địa phương có nhiều tiềm năng phát triển chăn nuôi, đã quy hoạch được cụm trang trại chăn nuôi tập trung với 11 trang trại quy mô lớn với các loại máy móc hiện đại như: máy trộn thức ăn, máng ăn uống tự động, hệ thống quạt thông gió, máy phát điện... Chị Đặng Thị Thanh, người chăn nuôi gia cầm, cho biết: "Khi được xã tạo điều kiện để phát triển sản xuất tại cụm trang trại tập trung, gia đình tôi đầu tư hàng tỷ đồng để xây dựng chuồng trại chăn nuôi gà với 3 ô chuồng để nuôi gối đầu và để phân loại gà theo tháng tuổi, mỗi ô chuồng đều có mái che được thiết kế cách nhiệt, giúp nhiệt độ trong chuồng luôn ổn định theo mùa; ở mỗi chuồng đều độn trấu đã được rắc vôi và phun khử trùng, tiêu độc thường xuyên. Để hạn chế tối đa rủi ro trong mùa nóng, tôi đã đầu tư lắp đặt hệ thống làm lạnh, quạt thông gió, máy nổ... và hệ thống máng nước, cho ăn đều tự động để giảm công lao động, hạn chế thức ăn rơi vãi ra nền chuồng, đảm bảo được yêu cầu phòng, chống dịch; nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm chuồng nuôi được điều khiển tự động và điều chỉnh phù hợp theo từng giai đoạn sinh trưởng của đàn gà.

Bên cạnh các biện pháp để nâng cao chất lượng đàn gia súc, huyện Nga Sơn xác định công tác phòng, chống dịch bệnh là giải pháp quan trọng để phát triển chăn nuôi bền vững. Vì vậy, huyện đã thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch gia súc, gia cầm với mục tiêu kịp thời phát hiện dịch bệnh, khống chế và bao vây dịch khi còn ở diện nhỏ, hẹp; tuyệt đối không để dịch bệnh lây lan. Hằng năm, chỉ đạo các địa phương tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn cho người dân xây dựng chuồng trại, xử lý chất thải... nhằm bảo đảm vệ sinh môi trường trong chăn nuôi. Để ứng phó với các loại dịch bệnh, huyện đã thực hiện cấp hóa chất để phun tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi, chuồng trại, đường làng, ngõ xóm, bãi chăn thả; đôn đốc thực hiện công tác tiêm phòng vắc-xin đúng kế hoạch và nhiều năm liền, huyện luôn là một trong những địa phương có tỷ lệ tiêm phòng vắc-xin cao.

Tuy nhiên, thực tế ngành chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn do đầu ra sản phẩm không ổn định, giá các loại thịt thương phẩm bấp bênh, dịch bệnh luôn đe dọa... Thời gian tới, để chăn nuôi phát triển bền vững, huyện Nga Sơn sẽ chú trọng thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, dồn điền, đổi thửa nhằm tạo quỹ đất liền kề để giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức, cá nhân... đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại; tiếp tục quy hoạch các cụm trang trại chăn nuôi tập trung. Bên cạnh đó, tăng cường công tác chuyển giao khoa học - kỹ thuật, nhân rộng các mô hình chăn nuôi an toàn dịch bệnh, chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, áp dụng quy trình VietGAP, hướng dẫn người chăn nuôi chủ động giám sát dịch bệnh tại cơ sở. Đồng thời, huyện cũng đẩy mạnh công tác kiểm tra tại các cơ sở, điểm giết mổ, chợ, điểm kinh doanh thịt gia súc, gia cầm việc chấp hành các quy định Nhà nước về hoạt động vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm. Các xã, thị trấn hoàn thành công tác tiêm phòng vắc-xin đợt 2 năm 2024 theo đúng kế hoạch.

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]