(Baothanhhoa.vn) - Đến 16 giờ ngày 7/9, các huyện vùng biển Thanh Hóa chỉ xuất hiện những cơn mưa nhỏ bởi tâm bão Yagi mới vào Vịnh Bắc bộ. Tuy nhiên gần 1 tuần trước đó, cả hệ thống chính trị, các cấp, ngành và địa phương của tỉnh Thanh Hóa đã khẩn trương triển khai giải pháp phòng tránh. Mục tiêu cuối cùng là giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản cho Nhân dân.

Chủ động, tích cực phòng, chống bão từ sớm, từ xa

Đến 16 giờ ngày 7/9, các huyện vùng biển Thanh Hóa chỉ xuất hiện những cơn mưa nhỏ bởi tâm bão Yagi mới vào Vịnh Bắc bộ. Tuy nhiên gần 1 tuần trước đó, cả hệ thống chính trị, các cấp, ngành và địa phương của tỉnh Thanh Hóa đã khẩn trương triển khai giải pháp phòng tránh. Mục tiêu cuối cùng là giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản cho Nhân dân.

Chủ động, tích cực phòng, chống bão từ sớm, từ xaCán bộ Đồn Biên phòng Hoằng Trường giúp ngư dân sắp xếp, níu buộc tàu thuyền trước khi bão số 3 đổ bộ. Ảnh: P.V

Cơn bão số 3 có tên quốc tế Yagi được dự báo có cường độ mạnh nhất trong gần 30 năm qua, có thời điểm đạt đến cấp siêu bão, giật cấp 17. Tuy cường độ có giảm dần khi vào đất liền, song vẫn là cơn bão rất mạnh, không thể lơ là. Những tin bão khẩn cấp của cơ quan khí tượng thủy văn liên tục phát đi, thúc giục tất cả phải vào cuộc...

Trong ngày 6/9, tỉnh Thanh Hóa đã thành lập 8 đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo tỉnh làm trưởng đoàn, về tận các địa phương kiểm tra, nắm bắt tình hình và chỉ đạo triển khai các giải pháp phòng tránh bão. Vừa được điều động nhận nhiệm vụ mới là Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương, nhưng trong sáng 6/9, đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Chủ tịch HĐND tỉnh đã dẫn đầu đoàn công tác đi kiểm tra và chỉ đạo công tác phòng, chống bão ở các huyện Triệu Sơn và Thọ Xuân. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã lội bùn vào tận những nơi có nguy cơ sạt lở, ngập lụt để vận động đồng bào, chỉ đạo các địa phương triển khai nhiều giải pháp giảm thiểu thiệt hại.

Dẫn đầu đoàn công tác về các huyện vùng biển Nga Sơn và Hậu Lộc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm đã đến tận các công trình thủy lợi và đê điều đang thi công dở dang, yêu cầu các đơn vị thi công cử người và bố trí máy móc túc trực, triển khai ngay phương án an toàn khi có mưa lũ. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu các huyện triển khai lực lượng giúp dân thu hoạch nhanh diện tích lúa đã chín. Với tinh thần con người là trên hết, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu lãnh đạo các huyện kêu gọi, không để cho người ở lại trên các chòi ngao, nhà tạm trông coi thủy sản ven biển. “Không nghe báo báo qua điện thoại của cấp xã, huyện phải cho các lực lượng về kiểm tra, tuyệt đối không để thiệt hại về con người” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo. Bởi trên thực tế những giai đoạn trước, đã có nhiều người chủ quan ở lại trên các chòi canh thủy sản nên khi bão quét qua, rủi ro về người là khó tránh khỏi.

Cũng trên tinh thần ấy, xuyên đêm mùng 6 và sáng 7/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang cùng các thành viên thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh đã trực bão, sẵn sàng nắm bắt tình hình từ các địa phương để chỉ đạo và triển khai hỗ trợ ứng phó từ cấp tỉnh. Tất cả đều hiểu, sự chủ động càng kỹ lưỡng, càng sớm trong chuẩn bị thì thiệt hại sẽ giảm đến mức thấp nhất khi bão đổ bộ.

Trước đó, từ ngày 2/9 đến trước thời điểm bão đổ bộ, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có 5 công điện khẩn và 4 công văn để chỉ đạo công tác ứng phó sớm và chủ động nhất. Từ đó, các ngành thành viên phát huy tinh thần trách nhiệm sẵn sàng những nhiệm vụ được giao. Sở Công Thương chuẩn bị lương thực thực phẩm, hàng hóa dự trữ đề phòng di dân và nhu cầu trong và sau bão. Sở Giao thông - Vận tải ứng trực, huy động hàng chục máy xúc, xe ô tô các loại sẵn sàng cho thông đường, vận tải. Việc chằng chống nhà cửa, di dân đến nơi an toàn cũng được nhiều địa phương thực hiện trước thời điểm bão đổ bộ...

Chủ động, tích cực phòng, chống bão từ sớm, từ xaChiều 6/9, lực lượng dân quân xã Nga Phú (Nga Sơn) đã được huy động chuẩn bị các bao cát và vật tư tại chỗ, sẵn sàng hộ đê sông Càn khi có tình huống khẩn cấp trong bão Yagi.

Những ngày qua, lực lượng bộ đội biên phòng tỉnh đã triển khai nhiều nhiệm vụ để đồng hành cùng chính quyền và Nhân dân các địa phương thực hiện các giải pháp giảm nhẹ thiệt hại khi có bão. Các đồn biên phòng tuyến biển được giao nhiệm vụ, đã gấp rút thông tin và liên tục kêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh trú từ ngày 4/9. Đến chiều tối ngày 6/9, toàn bộ 6.116 phương tiện với 19.901 lao động đã vào các âu, vị trí tránh trú của Thanh Hóa và các tỉnh bạn. Đó cũng là thời điểm, lệnh cấm biển của tỉnh có hiệu lực, không để một phương tiện nào còn ra khơi khai thác.

Tại huyện vùng biên Mường Lát, sau khi có thông tin 11 nhà dân bị tốc mái do cơn dông lốc chiều 6/9, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Tén Tằn đã huy động ngay lực lượng xuống hỗ trợ Nhân dân. Cùng với sự chung tay của chính quyền địa phương, những tấm tôn, tấm fibro xi măng mới được chuyển về kịp lợp lại nhiều mái nhà trước khi khu vực bị ảnh hưởng của bão số 3.

Nhiệm vụ phòng, chống bão từ sớm, từ xa là để giảm nhẹ thiệt hại thiên tai, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho Nhân dân trước hết, trên hết. Còn nhớ trong một cơn bão cách đây chưa lâu, câu chuyện các ngư dân trên hai tàu thuyền cố tình tắt thiết bị liên lạc để khai thác cố đến sát thời điểm bão vào. Chính những ngư dân và chủ tàu còn chủ quan, thì trên bờ, lãnh đạo tỉnh đã lo lắng, nhiều lực lượng liên quan với hàng trăm người đã được điều động để chuẩn bị tìm kiếm.

Tối và đêm 7/9, bão Yagi đổ bộ đất liền, trong đó ảnh hưởng trực tiếp đến Thanh Hóa. Bằng sự chủ động phòng, chống bão từ sớm, từ xa đã nâng cao được tinh thần chủ động của Nhân dân và các địa phương, đồng thời giảm nhẹ đến mức thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra.

Nhóm PV



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]