Chọn cách tiếp cận tết
Thường người giàu thì mong tết, còn người nghèo thì lo tết. Nhưng có vẻ như đến giờ thì rất nhiều nhà gọi là có điều kiện cũng sợ tết.
Ảnh minh họa.
Sợ tết ở đây không đồng nghĩa với việc phải mua sắm nhiều, chi phí lớn, mà là sẽ phải làm gì để tết không là gánh nặng cho người vào bếp và phục vụ sau đó cùng rất nhiều nghi thức rườm rà khác.
Có những người đã phải lên lịch mua sắm hàng hóa ngày tết từ trước khi nghỉ tết cả chục ngày. Trong khi đường tắc, người đông, mà việc mua sắm thì không thể tập trung. Khó khăn từ tìm vị trí đậu xe, chen nhau mua hàng, đến khi di chuyển cũng không thể theo ý muốn. Chưa kể tiếng còi xe, mùi khí thải càng làm tăng sự bức bối.
Tết cũng là thời điểm mà người giúp việc về quê, mọi công việc từ bếp núc, dọn dẹp sau đó đều phải tự tay làm. Mà một bữa cỗ ngày tết thì không giống bữa cơm ngày thường.
Một khảo sát trên mạng xã hội mới đây với hai lựa chọn thích tết hay sợ tết, đã có rất nhiều người tích vào ô sợ tết.
Rút ngắn thời gian nghỉ tết và các nghi thức ngày tết cũng bớt rườm rà đi, là vấn đề mà nhiều nhà quản lý, nhà nghiên cứu văn hóa đề xuất, kêu gọi. Thế nhưng điều đó lại ít được hưởng ứng, trong khi chúng ta luôn than phiền tết mệt, tết tốn kém.
Tết là phải vui, là lúc đóng cửa để đi chơi. Chủ quán cà phê Gỗ ở đường Phan Đình Phùng, thành phố Thanh Hóa đã nói với tôi điều đó. Mình đã làm việc quanh năm, đủ mệt lắm rồi, vậy thì vì sao cứ phải mua thêm cái mệt vào người. Chị cho biết, gia đình chị tham gia một nhóm chơi, mỗi gia đình đóng 1 triệu đồng/tháng để tết đi chơi. Hết mùng 1 tết là các nhà lên xe du xuân, chơi tết đúng nghĩa ở một nơi xa, tới mùng 5 tết mới về bắt đầu công việc của năm mới.
Cũng phải thôi, tết mà. Người ta nói là vui như tết chứ có nói là phải ăn nhiều như tết, làm nhiều như tết đâu. Bây giờ việc ăn uống đã diễn ra quanh năm, nhiều người còn phải từ chối những buổi nhậu nhẹt, thế mà tết lại phải lao vào một cao điểm ăn uống. Đến nhà nhau là phải uống. Người nhà, bạn bè đến nhà là phải ăn. Lệ xưa là thế, vì khi ấy đói kém, chỉ trông đến tết để có cơ hội được ăn. Khi mà điều kiện kinh tế đã thay đổi, thì lệ xưa không còn phù hợp nữa.
Tôi có anh bạn cứ đến dịp tết là đi chơi chợ hoa, ngắm đào, quất hết phố nọ đến phố kia, sau đó lên chùa, đi xem đấu vật, bởi chải... Tết với anh quan trọng nhất là cành đào, chậu quất, đôi câu đối, chỉ thế. Anh nói cầu kỳ bày vẽ làm gì, rồi thừa mứa, ra giêng cái hết hạn sử dụng, thứ chán chê không đem cho thì cũng để mốc, lãng phí vô cùng. Vì sự ganh đua mua sắm, mà nhiều gia đình đang làm cho cái tết trở nên tốn kém và quá mệt mỏi, có đáng hay không?
Mỗi dịp tết gần đây xem ti vi thấy nhiều khu du lịch đông đúc người đi nghỉ ngơi, chơi tết theo kiểu của riêng mình. Cũng ăn, cũng chơi, nhưng không còn là áp lực vào bếp, dọn đồ, lo lắng khi thấy người đến nhà...
Đó là bởi họ dám thay đổi, chọn cách tiếp cận tết bằng một tâm thế mới. Nhưng nhiều khác, mấy ai dám thay đổi cách ứng xử với tết, dù họ có tiền.
Tôi cho rằng vui tết hay sợ tết có lẽ phụ thuộc vào tâm thế và cách xử sự của mỗi người. Khi tư tưởng của ta thông, tết sẽ không còn làm ta vướng bận. Vậy nên hãy hòa mình vào tết bằng cách mình nghĩ, chứ đừng nghĩ theo cách của đám đông.
Hạnh Nhiên
{name} - {time}
-
2024-11-21 16:12:00
Nhiều giải pháp chống ùn tắc giao thông ở TP Thanh Hóa
-
2024-11-21 14:18:00
Như Thanh nỗ lực chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số
-
2024-01-27 11:35:00
Trao nhà đại đoàn kết và tặng quà tết cho hộ nghèo tại Thạch Thành
Trên 93% dân số Việt Nam được bảo vệ sức khỏe từ nguồn Bảo hiểm Y tế
Ấm áp phiên chợ từ thiện “Điểm hẹn mùa xuân”
Co ro trông giữ đào, quất trong thời tiết giá rét
Nem chua Thanh Hóa đắt hàng vào dịp cận Tết
Quỹ Thiện Tâm tặng 3.360 suất quà Tết cho hộ nghèo, hộ khó khăn
Ấm áp “Tết sum vầy - Xuân chia sẻ” tại huyện Cẩm Thủy
Tặng quà cho du học sinh Lào tại Thanh Hóa nhân dịp Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024
Thường Xuân: Chủ động phòng, chống rét cho đàn vật nuôi
Trao quà cho phụ nữ nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn huyện Quảng Xương