(Baothanhhoa.vn) - Theo số liệu thống kê, giai đoạn từ năm 2021-2024, toàn tỉnh đã có 8.126 mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ, 5.830 hộ kinh doanh cá thể, 6 tổ hợp tác, 10 HTX, 2.760 doanh nghiệp. Trong đó, đoàn thanh niên các cấp đã hỗ trợ xây dựng 2.443 hộ kinh doanh cá thể, 2 tổ hợp tác, 4 HTX, 698 doanh nghiệp. Để đạt được kết quả trên, Thanh Hóa đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách, pháp luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên tham gia khởi nghiệp và phát triển kinh doanh, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Chính sách, pháp luật khởi nghiệp - tạo điều kiện để thế hệ trẻ phát huy năng lực, sáng tạo

Theo số liệu thống kê, giai đoạn từ năm 2021-2024, toàn tỉnh đã có 8.126 mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ, 5.830 hộ kinh doanh cá thể, 6 tổ hợp tác, 10 HTX, 2.760 doanh nghiệp. Trong đó, đoàn thanh niên các cấp đã hỗ trợ xây dựng 2.443 hộ kinh doanh cá thể, 2 tổ hợp tác, 4 HTX, 698 doanh nghiệp. Để đạt được kết quả trên, Thanh Hóa đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách, pháp luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên tham gia khởi nghiệp và phát triển kinh doanh, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Chính sách, pháp luật khởi nghiệp - tạo điều kiện để thế hệ trẻ phát huy năng lực, sáng tạoVới ý tưởng sản xuất dao rèn từ thép không rỉ, xưởng rèn Tấn Lộc Tài của thanh niên Phạm Văn Tiến, ở xã Tiến Lộc (Hậu Lộc) đã giải quyết việc làm ổn định cho hàng chục lao động.

“Chắp cánh” cho thanh niên khởi nghiệp

Cụ thể, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm hỗ trợ và thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên, như: Công khai, minh bạch các quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách hỗ trợ khởi nghiệp (HTKN) trên từng ngành, lĩnh vực cụ thể, nhất là những ngành, lĩnh vực, địa bàn mà tỉnh khuyến khích phát triển và xuất khẩu để tạo ra thế chủ động và tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp và nhà đầu tư. Đồng thời, đơn giản hóa các quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký kinh doanh, gia nhập thị trường và các hoạt động của doanh nghiệp. Tạo điều kiện tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất tại các địa phương, thông qua việc hình thành các khu, cụm công nghiệp tập trung.

UBND tỉnh cũng đã ban hành Kế hoạch số 19/KH-UBND, ngày 3/2/2023 về việc hỗ trợ thanh niên Thanh Hóa khởi nghiệp giai đoạn 2023-2030; Quyết định số 3815-QĐ/UBND ngày 4/10/2016 về việc phê duyệt Đề án “Chương trình tín dụng ưu đãi hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”, với tổng kinh phí thực hiện đề án là 100 tỷ đồng; tính đến tháng 6/2024 đã giải ngân cho 27 đơn vị cấp huyện với tổng số tiền là 71 tỷ đồng cho 958 dự án khởi nghiệp, mô hình phát triển kinh tế tại các địa phương, tạo việc làm ổn định cho 2.000 lao động.

Bên cạnh đó, tỉnh đã tạo điều kiện cho thanh niên tiếp cận các nguồn tài chính từ các ngân hàng, quỹ HTKN và các tổ chức tín dụng để giúp các dự án khởi nghiệp có cơ hội phát triển. Tính đến nay, nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách ủy thác do tổ chức đoàn quản lý đã tăng lên 1.610 tỷ đồng, cho hơn 22.000 hộ vay vốn phát triển kinh tế. Về nguồn vốn vay Quỹ quốc gia giải quyết việc làm kênh Trung ương Đoàn do Tỉnh đoàn đang quản lý hàng tỷ đồng, cho hơn 20 dự án thanh niên vay mở rộng và phát triển kinh tế, giúp tạo việc làm cho gần 200 lao động.

Ngoài ra, Tỉnh đoàn chỉ đạo xây dựng các mô hình “Bí thư chi đoàn tiên phong khởi nghiệp”, từ đó dẫn dắt thanh niên ở địa phương làm theo; chỉ đạo mỗi đơn vị huyện, thị, thành đoàn mỗi năm lựa chọn, tập trung nguồn lực hỗ trợ xây dựng mới 5 mô hình “Bí thư chi đoàn tiên phong khởi nghiệp” tại địa phương và tổ chức được ít nhất 1 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt hoặc khởi sự doanh nghiệp cho đội ngũ bí thư chi đoàn trên địa bàn; Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã phối hợp với Công ty CP Thiết bị - Vật tư y tế Thanh Hóa triển khai mô hình “Hỗ trợ vốn vay không lãi suất cho bí thư chi đoàn địa bàn dân cư phát triển kinh tế”, với nguồn vốn ban đầu 500 triệu đồng từ năm 2019 và dự kiến bổ sung nguồn vốn trong những năm tiếp theo. Nguồn vốn ban đầu đã hỗ trợ cho 12 bí thư chi đoàn phát triển kinh tế, bước đầu đạt hiệu quả tích cực, tạo hiệu ứng tốt trong phong trào khởi nghiệp, lập nghiệp tại các địa phương.

UBND tỉnh cũng đã khuyến khích huy động các nguồn tài chính hợp pháp bổ sung vào nguồn quỹ đào tạo tài năng, đào tạo các nhà quản lý, cho các nghiên cứu phát triển doanh nghiệp. Hoàn thiện các quy định pháp lý, các chính sách cho các doanh nghiệp, hình thành quỹ phát triển nguồn nhân lực, tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực và đa dạng hóa các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp. Toàn tỉnh đã tổ chức được 47 lớp tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ đoàn, đoàn viên, thanh niên. Cấp huyện, xã cũng đã tổ chức được 225 lớp tập huấn phổ biến chính sách, chuyển giao kỹ thuật sản xuất cho thanh niên. Đặc biệt, UBND tỉnh đề nghị cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy định của pháp luật để nâng cao nghiệp vụ và đạo đức công vụ của cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra; xử lý nghiêm nhằm chấm dứt tình trạng lợi dụng hoạt động thanh tra, kiểm tra để gây nhũng nhiễu doanh nghiệp...

Tạo ra nhiều mô hình phát triển kinh tế

Từ những giải pháp cụ thể trên đã có nhiều mô hình điển hình về thanh niên khởi nghiệp đang được nhân rộng, tạo động lực cho thanh niên khởi nghiệp học tập và noi theo.

Đơn cử như năm 2020, gia đình chị Lương Thị Lực, xã Sơn Điện (Quan Sơn) được vay 100 triệu đồng từ Quỹ khởi nghiệp thanh niên, chị cùng chồng xây dựng mô hình nuôi cá hồi, cá tầm thương phẩm. Để có thể nuôi thành công loại cá mới, chị đã đi đến hàng chục trang trại nuôi cá trong cả nước để học tập kinh nghiệm, phương pháp, cách thức nuôi cá. Sau nhiều nỗ lực, chị đã nuôi thành công cá tầm, cá hồi trên đất Quan Sơn. Hiện nay, ngoài cá thương phẩm, cơ sở của chị còn sản xuất cá giống xuất bán đi Hải Phòng, Lào Cai, Quảng Ninh... đưa tổng doanh thu đạt 2,5 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho 5 lao động thường xuyên, 5 lao động thời vụ với mức thu nhập 5 triệu đồng/người/tháng.

Cũng như gia đình chị Lực, những năm qua nhiều mô hình do thanh niên khởi nghiệp đã nhận được ủng hộ bằng vốn của Nhà nước thông qua Tỉnh đoàn hoặc vay của các tổ chức tín dụng đã mang lại nhiều kết quả đáng khích lệ, như: Dự án chế biến các sản phẩm từ dứa, dưa bao tử của Công ty CP Chế biến nông sản Trung Thành (Nông Cống), số tiền vay 1 tỷ đồng, tạo việc làm cho 32 lao động và tạo việc làm mới cho 40 lao động; Dự án kinh doanh hàng điện tử, điện lạnh và sơn nước của ông Trịnh Xuân Hùng (Thường Xuân), số tiền vay 400 triệu đồng, tạo việc làm cho 8 lao động; Dự án chăn nuôi lợn, cá, chế biến thực phẩm sạch của ông Nguyễn Hoài Châu (Hậu Lộc), số tiền vay 350 triệu đồng, tạo việc làm cho 7 lao động...

Có thể nhận thấy, từ việc triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách, pháp luật về khởi nghiệp cho thanh niên trên địa bàn tỉnh đã trở thành đòn bẩy quan trọng, khơi dậy sức trẻ, trí tuệ và tinh thần đổi mới trong thanh niên. Điều này không chỉ góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội mà còn tạo nền tảng cho một thế hệ doanh nhân trẻ có khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững; khơi dậy mạnh mẽ tinh thần đổi mới sáng tạo, ý chí lập thân, lập nghiệp của thế hệ trẻ, đặc biệt đoàn viên, thanh niên ở các vùng khó khăn, đã mạnh dạn hiện thực hóa những ý tưởng khởi nghiệp, từ các mô hình trang trại xanh, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, đến du lịch cộng đồng và phát triển dịch vụ, không chỉ giúp thanh niên cải thiện đời sống mà còn tạo việc làm cho cộng đồng.

Bài và ảnh: Ngân Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]