Chiếu miễn phí ba bộ phim điện ảnh đặc biệt về Chủ tịch Hồ Chí Minh
Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025), Viện Phim Việt Nam tại Hà Nội chiếu miễn phí ba phim điện ảnh đặc biệt về Bác. Đây không chỉ là các phim có câu chuyện và nội dung ý nghĩa, mà còn giúp đưa hình ảnh Bác Hồ ra quốc tế, đồng thời tăng độ nhận diện với khán giả trong nước thông qua gương mặt diễn viên.
Chương trình có tên “Những ngày phim Việt Nam” diễn ra tại Viện Phim (rạp Ngọc Khánh - 523 Kim Mã, Hà Nội) từ ngày 19 đến 21/5. Loạt phim chiếu 9 giờ sáng các ngày, lần lượt theo thứ tự “Hẹn gặp lại Sài Gòn,” “Hà Nội mùa đông năm 46” và “Thầu Chín ở Xiêm.”
“Thầu Chín ở Xiêm” (2015) do Nghệ sỹ Ưu tú Bùi Tuấn Dũng làm đạo diễn, từng công chiếu ở Thái Lan. Phim kể hành trình hoạt động cách mạng của Người trên đất Thái, tích cực kêu gọi tinh thần yêu nước trong cộng đồng Việt kiều tại đây, tổ chức lớp học và xây dựng cơ sở cách mạng, chuẩn bị nền móng ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam.
Vào vai Bác Hồ, diễn viên trẻ Mạnh Trường mang đến hình ảnh nhà cách mạng yêu nước, có lý tưởng cao đẹp nhưng luôn giản dị, gần gũi với nhân dân. Tại Việt Nam và Thái Lan (trong đó có khu tưởng niệm Bác tại Udon Thani), tác phẩm sau khi chiếu đã khơi gợi nhiều cảm xúc cho không chỉ cộng đồng người Việt, mà còn cả khán giả ở nước sở tại.
Phim “Hà Nội mùa đông '46” (hay “Hà Nội mùa đông năm 46” ) không xoay quanh Bác Hồ, nhưng là tác phẩm giúp đưa hình ảnh Người đến với khán giả phương Tây qua môn nghệ thuật thứ bảy.
Đúng như tên gọi, phim lấy bối cảnh trước ngày toàn quốc kháng chiến ngày 19/12/1946 tại Thủ đô Hà Nội. Từ Bắc Bộ Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh (Nghệ sỹ Ưu tú Tiến Lợi vào vai) thể hiện sự khéo léo và mềm mỏng để ứng phó với thực dân Pháp, tránh làm leo thang căng thẳng.
Tác phẩm do Nghệ sỹ Nhân dân Đặng Nhật Minh đạo diễn, thuộc số ít phim Việt từng trình quốc tế nhiều nước, gồm Liên hoan phim Toronto (Canada), Singapore và Amiens (Pháp), nhận về nhiều phản hồi tích cực.
“Hẹn gặp lại Sài Gòn” (1990) được chuyển thể từ tiểu thuyết văn học “Búp sen xanh” của nhà văn Sơn Tùng. Đây là tác phẩm điện ảnh đầu tiên về chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, do đạo diễn Long Vân thực hiện, tái hiện giai đoạn từ 1895-1909 khi Nguyễn Tất Thành từ Huế vào Sài Gòn với khát vọng ra đi tìm được cứu nước.
Xúc động nhất phim là cảnh chia ly tại bến Nhà Rồng, được nhận xét là không bi lụy, thể hiện lý tưởng cao đẹp của vị cha già dân tộc.
Đây cũng là lần đầu tiên cố Nghệ sỹ Ưu tú Tiến Lợi vào vai Bác Hồ. Trong sự nghiệp của mình, ông nắm giữ kỷ lục Guinness Việt Nam với 40 lần thủ vai Bác, cả trên màn ảnh lớn, truyền hình và sân khấu, tạo nên thương hiệu trong lòng khán giả Việt./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2025-05-19 14:07:00
Thương hiệu “Final Destination” tái xuất ngoạn mục
-
2025-05-14 09:51:00
Liên hoan Phim Cannes 2025: Cuộc tranh tài đỉnh cao của những tài năng thế giới
-
2025-05-13 08:25:00
Phim tài liệu về Tổng thống Nga Vladimir Putin thu hút gần 57 triệu lượt xem
Khai mạc Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
Cơn địa chấn siêu anh hùng vẫn chưa “hạ nhiệt” tại phòng vé Bắc Mỹ
Chủ nhân giải Cành cọ Vàng danh dự tại Liên hoan phim Cannes
Chiếu rạp phim hoạt hình do Việt Nam sản xuất, đón đầu dịp nghỉ Hè
Phim Việt đang “lấn lướt” bom tấn Biệt đội sấm sét của Marvel
LHP Đà Nẵng: Chiếu miễn phí loạt phim điện ảnh hay nhất về đề tài chiến tranh
Phim tài liệu về hành trình của 33 “anh trai vượt ngàn chông gai” sắp ra mắt