Chăm lo cho người cao tuổi
Chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho người cao tuổi (NCT) là nhiệm vụ quan trọng, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Thời gian qua, công tác này được các cấp, ngành và toàn xã hội quan tâm thực hiện; tạo động lực để NCT sống vui, sống khỏe, góp phần phát huy vai trò của NCT trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
Hội Chữ thập đỏ và Thành đoàn TP Sầm Sơn tư vấn, cấp phát thuốc miễn phí cho người cao tuổi và các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố.
Thực hiện Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 13/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình chăm sóc sức khỏe NCT đến năm 2030, Sở Y tế đã tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch với mục tiêu cụ thể: NCT hoặc người thân trực tiếp chăm sóc NCT biết thông tin về già hóa dân số và quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT đạt 70% vào năm 2025 và 85% vào năm 2030; NCT được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm đạt 70%, được lập hồ sơ theo dõi quản lý sức khỏe đạt 95% vào năm 2025, 100% vào năm 2030; NCT được phát hiện, điều trị, quản lý các bệnh không lây nhiễm đạt 70% vào năm 2025 và 90% vào năm 2030; 100% NCT không có khả năng tự chăm sóc, được chăm sóc sức khỏe bởi gia đình và cộng đồng vào năm 2025 và duy trì đến năm 2030...
Với sự quan tâm của tỉnh, những năm qua, mạng lưới y tế đã được đầu tư phát triển rộng khắp. Toàn tỉnh hiện có 13 bệnh viện tuyến tỉnh và khu vực, 25 bệnh viện tuyến huyện, 4 trung tâm y tế tuyến tỉnh, 27 trung tâm y tế tuyến huyện, 559 trạm y tế xã; có trên 1.600 cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân. Hằng năm, ngành y tế đã phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và các địa phương chỉ đạo rà soát, thực hiện nghiêm chính sách đối với NCT; trong đó, đảm bảo NCT thuộc hộ nghèo được cấp thẻ BHYT, được miễn giảm viện phí, được khám chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí theo quy định. Nhiều chương trình chăm sóc sức khỏe, tư vấn sức khỏe NCT được tổ chức thường xuyên, định kỳ, tập trung cao điểm vào Tháng hành động vì NCT, được các cơ sở y tế hưởng ứng tích cực. Bên cạnh đó, mạng lưới y tế được đầu tư ngày càng hoàn thiện. Việc triển khai quản lý các bệnh không lây nhiễm được thực hiện tại tất cả các trạm y tế không chỉ giúp cho người bệnh (trong đó phần lớn là NCT) giảm chi phí trong quá trình điều trị, mà còn được tiếp cận dịch vụ y tế sớm nhất, gần nhất, thuận tiện nhất...
Nhờ triển khai nhiều giải pháp tích cực, hiện toàn tỉnh có trên 730 nghìn NCT, trong đó tỷ lệ NCT được lập hồ sơ theo dõi sức khỏe đạt trên 61%, tỷ lệ NCT được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm do trạm y tế cấp xã tổ chức thực hiện đạt trên 65%; tỷ lệ NCT khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế chiếm trên 32%/tổng số lượt người đến khám, chữa bệnh. Bên cạnh công tác khám, chữa bệnh, hiện có 559 câu lạc bộ chăm sóc sức khỏe NCT với gần 28.000 NCT tham gia, số NCT được phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng ngày càng cao, đạt trên 9 nghìn lượt/năm. Số NCT cô đơn bị bệnh nặng không thể đến khám, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cán bộ y tế khám, chữa tại nhà là 5.697 lượt/năm.
Bên cạnh kết quả đạt được, thực tế hiện nay NCT vẫn chưa được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ tư vấn và chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là những NCT độc thân, không nơi nương tựa, tàn tật, người dân tộc thiểu số, người thuộc diện nghèo, phụ nữ, người trên 90 tuổi, người ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn. Hoạt động chăm sóc sức khỏe NCT còn phân tán, riêng lẻ, chưa mang tính hệ thống và thiếu sự lồng ghép với các chương trình khác liên quan đến NCT. Cùng với đó, nguồn nhân lực cho chăm sóc sức khỏe NCT còn chưa được quan tâm phát triển; mạng lưới thông tin trong chăm sóc sức khỏe NCT nói chung và một số loại hình chăm sóc nói riêng còn hạn chế. Các cơ sở y tế đang đối mặt với nhiều khó khăn về điều kiện nguồn lực và cơ chế, chính sách trong triển khai các hoạt động chăm sóc sức khỏe NCT tại cộng đồng như: Tỷ lệ khám sức khỏe định kỳ còn thấp do điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị để thành lập khoa lão còn thiếu; bác sĩ, điều dưỡng học về chuyên ngành lão khoa còn thiếu nên công tác tư vấn, tuyên truyền và phổ biến kiến thức phòng và chữa bệnh NCT tại cộng đồng chưa đạt hiệu quả.
Chăm sóc sức khỏe NCT, ngoài sự nỗ lực của ngành y tế, rất cần sự vào cuộc đồng bộ, đầu tư nguồn lực của các cấp, ngành liên quan, của cả gia đình và xã hội. Do vậy, cần tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền về công tác chăm sóc sức khỏe NCT; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động toàn xã hội chung tay chăm sóc sức khỏe NCT. Cùng với đó, cần duy trì và nhân rộng các câu lạc bộ chăm sóc sức khỏe NCT; củng cố, phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng chống dịch bệnh, khám chữa bệnh cho NCT. Ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác rà soát, thống kê, lập danh sách NCT trên địa bàn để lập hồ sơ theo dõi và quản lý sức khỏe, đáp ứng đầy đủ nhu cầu khám, chữa bệnh của NCT với chất lượng ngày càng cao.
Bài và ảnh: Trần Hằng
{name} - {time}
-
2025-01-07 16:57:00
Hệ thống Anh ngữ quốc tế Ocean Edu chào mừng sinh nhật 18 tuổi và chuỗi hoạt động ý nghĩa
-
2025-01-07 16:23:00
Trao 200 áo ấm và 200 suất quà nhu yếu phẩm cho trẻ em tại Mường Lát
-
2024-12-04 09:46:00
Hiệu quả tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong trường học
Đầu tư hệ thống bể chứa rác thải trong sản xuất nông nghiệp
Không tin và không tham gia hội nhóm của “Pháp luân công”
Sơn La: Nữ hiệu trưởng từ chức sau phản ánh về bữa ăn bán trú “nhiều bất cập”
Tiếp tục phối hợp hiệu quả làm tốt công tác an sinh xã hội
Đẩy mạnh chi trả lương hưu và trợ cấp xã hội qua tài khoản ngân hàng
Gần 2.000 người tham gia làm công tác thủy lợi đợt 2 năm 2024
Phát huy tinh thần xung kích tuổi trẻ trong các hoạt động an sinh xã hội
Thực hiện tiêu chí giảm nghèo trong xây dựng nông thôn mới ở Triệu Sơn
Nhân ngày Quốc tế Người khuyết tật 3/12: Trợ giúp pháp lý - “điểm tựa” pháp luật cho người khuyết tật