Cần xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu riêng cho lĩnh vực di sản
Tỉnh Thanh Hóa có nguồn tài nguyên nhân văn hết sức to lớn và phong phú, bao gồm cả văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể.
Đặc biệt, Thanh Hóa là một trong những địa bàn trọng điểm của văn hóa Đông Sơn, văn hóa lưu vực sông Mã và đang lưu giữ nhiều bảo vật quốc gia có giá trị quan trọng. Vấn đề đặt ra lúc này là làm thế nào để bảo tồn và phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa này phục vụ phát triển? Muốn thực hiện được điều này, trước hết tỉnh Thanh Hóa phải quy hoạch, thống kê, phân loại và hệ thống lại toàn bộ các di tích, di sản từ trong quá khứ đến hiện tại, từ đó để có các giải pháp bảo vệ, bảo tồn phù hợp. Với tiềm năng lớn về di tích, di sản, địa phương cần đầu tư một nguồn lực nhất định vào công tác nghiên cứu, khai quật và gắn các di vật ấy vào di tích sẽ nâng cao giá trị di tích. Đồng thời, thông qua việc quy hoạch, nghiên cứu và hệ thống hóa này, sẽ góp phần tái hiện một cách đầy đủ, chân thực và sinh động về mặt tư liệu, tiến trình lịch sử một vùng đất. Cũng với tiềm năng lớn cả về di sản vật thể và phi vật thể, việc xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu cho riêng lĩnh vực di sản là vô cùng cần thiết. Nếu không làm được điều này, thiết nghĩ, sẽ là một mất mát vô cùng lớn không chỉ của riêng Thanh Hóa.
{name} - {time}
-
3 giờ trước
Tăng tính cạnh tranh của sản phẩm du lịch
-
2:01 chiều qua
Giữ “hồn quê” trong diện mạo mới
-
1:51 trưa qua
Nguồn gốc thành ngữ “Chỉ đâu đánh đấy”
[E-Magazine]: Hoàng hôn như cũng hát điều vân vi
Đẩy nhanh công tác chuẩn bị Triển lãm thành tựu đất nước nhân dịp 80 năm Ngày Quốc khánh
Khi làng nghề “hòa sóng du lịch”
Về với cộng đồng để “gặp gỡ” văn hóa bản địa
Á hậu Thanh Tú tiết lộ lý do không tham gia Miss International 2018
Tìm “Tour” cho thổ cẩm
Giấc mơ từ bản Con Dao
120 bức ảnh kể chuyện ‘Trường Sa trong ta’ giữa lòng Hà Nội
Việt Nam - điểm nhấn của sự kiện quảng bá văn hóa châu Á tại Slovakia
Địa phương
Thời tiết
- 26°C - 33°CCó mây, không mưa
- 26°C - 32°CCó mây, có mưa rào và dông