(Baothanhhoa.vn) - Là địa phương có lợi thế về giao thông và là cửa ngõ phía Tây của tỉnh, thuận lợi thông thương với các vùng kinh tế trọng điểm trong và ngoài tỉnh, những năm qua, huyện Cẩm Thủy đã có nhiều giải pháp thu hút đầu tư, phát triển ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN), góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Cẩm Thủy với các giải pháp phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Là địa phương có lợi thế về giao thông và là cửa ngõ phía Tây của tỉnh, thuận lợi thông thương với các vùng kinh tế trọng điểm trong và ngoài tỉnh, những năm qua, huyện Cẩm Thủy đã có nhiều giải pháp thu hút đầu tư, phát triển ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN), góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Cẩm Thủy với các giải pháp phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệpSản xuất vàng mã xuất khẩu tại Công ty TNHH Duyệt Cường (xã Cẩm Tú).

Năm 2016, qua nghiên cứu, khảo sát và được UBND huyện Cẩm Thủy tạo điều kiện về mặt bằng, thủ tục hành chính, Công ty TNHH Duyệt Cường (100% vốn nước ngoài) đã quyết định đầu tư xây dựng nhà xưởng, thiết bị máy móc để sản xuất vàng mã xuất khẩu ở thôn Cẩm Hoa, xã Cẩm Tú trên diện tích 16.000m2, với tổng mức đầu tư 20 triệu USD. Hiện tại, mỗi năm công ty sản xuất được 360 container vàng mã. Sản phẩm chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Đài Loan, giá trị ước đạt 3 triệu USD/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 200 lao động tại địa phương, với thu nhập 3,5 đến 8 triệu đồng/người/tháng.

Bà Phạm Thị Thủy, Phó trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Cẩm Thủy, cho biết: Để đẩy mạnh phát triển CN-TTCN, những năm qua huyện Cẩm Thủy đã tập trung khai thác các tiềm năng, lợi thế của địa phương, tranh thủ tối đa các nguồn lực để phát triển CN -TTCN và thương mại - dịch vụ theo hướng nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Đồng thời, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tạo nhiều việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Trong đó, các nghề TTCN đang hoạt động như: Chế biến lâm sản, mộc, đan cót mộc, sản xuất khung nhôm kính, sản xuất miến, bánh đa, bánh gai, bánh lá, bún, nem chua,... tạo việc làm ổn định cho 2.500 lao động. Cùng với đó, huyện đã đầu tư xây dựng các cụm CN trên địa bàn nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh. Hiện trên địa bàn huyện đã hình thành 3 cụm CN, gồm: Cụm CN Cẩm Tú, diện tích 19,5 ha, đã thu hút 3 doanh nghiệp vào hoạt động; cụm CN Cẩm Sơn 49,88 ha; cụm CN Cẩm Châu 25 ha đã có quyết định thành lập và đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục để xây dựng cơ sở hạ tầng. Tính đến tháng 8-2023, trên địa bàn huyện Cẩm Thủy có 1.732 cơ sở CN-TTCN, tạo việc làm ổn định cho 9.000 lao động.

Nhằm phát huy thế mạnh về lao động, đất đai, tài nguyên thiên nhiên, khai thác các nguồn lực tại chỗ, huyện Cẩm Thủy tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển CN-TTCN nhằm tăng thu nhập, tạo việc làm cho người lao động; khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, đầu tư các trang thiết bị tiên tiến trên cơ sở những ngành nghề đã có để tạo ra các sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao, mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả cạnh tranh, phát triển ngành nghề nông thôn gắn với các chương trình, dự án phù hợp với thị trường và vùng nguyên liệu.

Bài và ảnh: Khắc Công



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]