Bộ Y tế: 50 bệnh, tình trạng bệnh được khám, chữa bệnh từ xa
50 mặt bệnh, tình trạng bệnh được phép khám, chữa bệnh từ xa, như các bệnh: Béo phì, viêm mũi họng cấp tính, viêm mũi họng mạn tính, viêm lợi, đau vai gáy, hội chứng cánh cổ tay...
Bác sỹ tư vấn khám bệnh từ xa cho bệnh nhân. (Ảnh: Đinh Hằng/TTXVN)
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 30/2023/TT-BYT quy định danh mục bệnh, tình trạng bệnh được khám bệnh, chữa bệnh từ xa. Thông tư có hiệu lực từ ngày 1/1/2024.
Bộ Y tế quy định có 50 mặt bệnh, tình trạng bệnh được phép khám, chữa bệnh từ xa, như các bệnh: Béo phì, viêm mũi họng cấp tính, viêm mũi họng mạn tính, viêm lợi, đau vai gáy, hội chứng cánh cổ tay, đau thắt lưng viêm khớp dạng thấp, thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp gối, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, suy giáp, suy thận chưa chạy thận nhân tạo, hen phế quản...
Bên cạnh đó, một số bệnh thuộc nhóm bệnh thần kinh, tâm thần được phép khám, chữa bệnh từ xa, bao gồm: Rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn tâm thần, đau đầu do căng thẳng, rối loạn tiền đình, đau nửa đầu, sa sút trí tuệ, Alzeimer, Parkinson...
Ngoài ra, một số bệnh truyền nhiễm được khám chữa bệnh từ xa như: Sốt xuất huyết không có dấu hiệu cảnh báo, cúm, COVID-19. HIV/AIDS cũng nằm trong danh sách được khám chữa bệnh từ xa.
Một số bệnh thuộc chuyên ngành da liễu cũng được khám chữa bệnh từ xa, gồm: Bệnh da do virus, bệnh da dị ứng - miễn dịch và da viêm, bệnh da do nhiễm khuẩn, bệnh da do nấm-ký sinh trùng. Ngoài ra, còn một số bệnh khác thuộc chuyên ngành mắt, phục hồi chức năng, tiêu hóa, hô hấp... cũng được cho phép khám, chữa bệnh từ xa.
Thông tư 30 quy định danh mục bệnh, tình trạng bệnh được khám bệnh, chữa bệnh từ xa dựa trên căn cứ của Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) được Quốc hội thông qua năm 2023.
Luật quy định, khám bệnh, chữa bệnh từ xa là hình thức khám bệnh, chữa bệnh không trực tiếp tiếp xúc giữa người hành nghề và người bệnh mà việc khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện thông qua thiết bị, công nghệ thông tin.
Việc khám bệnh, chữa bệnh từ xa và hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa được quy định rõ, đó là khám bệnh, chữa bệnh từ xa giữa người hành nghề với người bệnh được thực hiện như sau: Khám bệnh, chữa bệnh từ xa giữa người hành nghề với người bệnh phải thực hiện theo phạm vi hành nghề của người hành nghề; việc chữa bệnh từ xa phải theo danh mục bệnh, tình trạng bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
Người hành nghề phải chịu trách nhiệm về kết quả chẩn đoán bệnh, chỉ định phương pháp chữa bệnh và kê đơn thuốc của mình.
Việc hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện như sau: Người hành nghề trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được hỗ trợ phải chịu trách nhiệm về kết quả khám bệnh, chữa bệnh của mình.
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được hỗ trợ phải chi trả chi phí hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hỗ trợ theo mức thỏa thuận giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2024-11-23 13:36:00
Triển khai bệnh án điện tử còn nhiều khó khăn
-
2024-11-23 08:01:00
Công bố mẫu kính mắt chống co giật cho người mắc chứng động kinh
-
2024-01-02 14:20:00
Kịp thời cung ứng đầy đủ vaccine cho Chương trình Tiêm chủng Mở rộng
Bộ Y tế thử nghiệm giấy chuyển tuyến Bảo hiểm Y tế và giấy hẹn khám lại điện tử
Bệnh viện Nhi Thanh Hoá: Tiếp tục nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh
Từ năm 2024, người trên 75 tuổi được ưu tiên khi khám, chữa bệnh
Ngành y tế cơ bản hoàn thành và vượt mức các chỉ tiêu
Trạm Y tế xã Hoằng Châu nỗ lực chăm sóc sức khỏe Nhân dân
Vaccine 5 trong 1 sẽ được tiêm tại trạm y tế xã, phường từ 1/2024
16 thông điệp truyền thông phòng chống dịch bệnh của Bộ Y tế
Thanh Hóa đẩy mạnh truyền thông, tiếp tục kiểm soát tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh
Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo mối đe dọa của bệnh sốt xuất huyết