Bộ CHQS tỉnh Thanh Hóa chủ động ứng phó trước mùa mưa bão
Những năm qua, cùng với thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh Thanh Hóa luôn là một trong những lực lượng nòng cốt, xung kích, đi đầu trong thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự (PTDS), ứng phó sự cố, thiên tai (ƯPSCTT) và tìm kiếm cứu nạn (TKCN). Trước mùa mưa bão đang đến gần, LLVT tỉnh đã chuẩn bị các loại phương tiện và vật chất, lương thực, thuốc men, nước uống... sẵn sàng cho phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn với tinh thần phát huy hiệu quả “4 tại chỗ”.
Bộ CHQS tỉnh tập huấn phòng thủ dân sự, phương pháp sử dụng súng bắn dây mồi.
Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chịu ảnh hưởng của 16 trận thiên tai; các sự cố, thiên tai đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất của Nhân dân trong tỉnh. Trước tình hình đó, công tác PTDS, ƯPSCTT và TKCN của các cơ quan, đơn vị LLVT tỉnh luôn được cấp uỷ, chính quyền địa phương, chỉ huy các cấp quan tâm quán triệt, triển khai, thực hiện một cách đồng bộ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Đợt mưa đá và dông lốc bất thường vào giữa tháng 4 năm nay, huyện Mường Lát không tránh khỏi bị thiệt hại tài sản của người dân khi có 179 nhà ở của người dân các xã Quang Chiểu, Pù Nhi và thị trấn Mường Lát bị hư hại, tốc mái. Dông lốc còn làm điểm trường Mầm non Pù Nhi và nhà ở giáo viên điểm trường Pù Quăn bị tốc mái. Ngoài ra, dông lốc còn gây thiệt hại về hoa màu của người dân và các tài sản khác của các đơn vị trên địa bàn huyện Mường Lát.
Ngay sau khi thiên tai xảy ra, Ban CHQS huyện Mường Lát đã chỉ đạo, huy động phương tiện, lực lượng gần 300 cán bộ, chiến sỹ thường trực và lực lượng dân quân tự vệ tham gia ứng cứu, khắc phục hậu quả thiên tai nhằm sớm ổn định đời sống và sản xuất của Nhân dân.
Trung tá Trịnh Xuân Thành, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Mường Lát cho biết: “Ban CHQS huyện luôn quán triệt phương châm “chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục hiệu quả”, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do mưa, lũ gây ra. Do vậy, cùng với nắm, dự báo tình hình thời tiết, chúng tôi duy trì nghiêm chế độ canh trực; xây dựng, bổ sung kế hoạch phòng, chống bão lụt sát thực tế. Đồng thời chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như phương tiện tàu thuyền, sẵn sàng xử trí các tình huống, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống”.
Bộ CHQS tỉnh Thanh Hóa tập huấn công tác phòng thủ dân sự.
Là lực lượng nòng cốt trong công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, Bộ CHQS tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị quán triệt cho cán bộ, nhân viên, chiến sỹ nhận thức rõ trách nhiệm và xác định đây là nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình. Các cơ quan, đơn vị trong LLVT tỉnh thường xuyên duy trì nghiêm chế độ trực chỉ huy, trực ban, trực phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và theo dõi sát diễn biến thời tiết, khí hậu, triển khai các phương án phòng, chống, tuyệt đối không để bị động, bất ngờ.
Tại địa bàn huyện Thiệu Hóa, công tác phòng chống thiên tai, mưa lũ, ngập lụt được Ban CHQS huyện chủ động vào cuộc với các phương án được chuẩn bị tỉ mỉ. Đồng thời chỉ đạo Ban CHQS các xã, thị trấn chuẩn bị tốt lực lượng, tích cực luyện tập các phương án sơ tán, ứng cứu người bị nạn. Đặc biệt, cử lực lượng khảo sát giúp đỡ các gia đình sinh sống ở ven sông và khu vực nguy hiểm củng cố lại các loại phương tiện, vật dụng.
Trung tá Trịnh Văn Sở, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Thiệu Hóa cho biết: “Thực biện công tác PTDS, ƯPSCTT và TKCN năm 2024, căn cứ vào đặc điểm địa bàn, rút kinh nghiệm qua các năm, Ban CHQS huyện đã xây dựng kế hoạch, tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo thực hiện, chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất, con người. Với phương châm 4 tại chỗ, Ban Chỉ huy PCLB – TKCN huyện Thiệu Hóa đã thông qua các phương án, phân công cụ thể nhiệm vụ cho từng cơ quan, đơn vị lấy lực lượng bộ đội thường trực, công an, dân quân, làm nòng cốt trong công tác PCLB – TKCN khi có tình huống xảy ra”.
Đại tá Vũ Văn Tùng, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh cho biết: Quán triệt phương châm “4 tại chỗ”, Bộ CHQS tỉnh đã tích cực chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện từ khâu xây dựng kế hoạch, phương án; tích cực chủ động lực lượng, phương tiện.... sẵn sàng cơ động thực hiện nhiệm vụ khi có lệnh. Bên cạnh đó, thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, địa phương có liên quan tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương điều chỉnh, bổ sung phương án sát với thực tế, đặc biệt tập trung trên các địa bàn trọng điểm. Đồng thời, chuẩn bị tốt về mọi mặt từ kế hoạch, phương án, bảo đảm cơ sở vật chất hậu cần, lực lượng, trang bị, phương tiện, hiệp đồng chặt chẽ, lực lượng vũ trang tỉnh cũng như chính quyền và Nhân dân địa phương... Từ đó sẽ chủ động, ứng phó hiệu quả trước các tình huống thiên tai xảy ra, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của Nhân dân”
Hiện nay, LLVT tỉnh Thanh Hóa đã chuẩn bị hơn 90 tàu, xuồng các loại; gần 4.500 áo phao, phao tròn, 25 máy phát điện và các vật chất, lương thực, thuốc men, nước uống, sẵn sàng cho nhiệm vụ phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn. Với tinh thần phát huy hiệu quả “4 tại chỗ”, LLVT tỉnh Thanh Hóa, luôn nêu cao cảnh giác, xác định tốt trách nhiệm, nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình, sẵn sàng ứng phó để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân khi tình huống xảy ra.
Ngọc Lê (CTV)
- 2024-11-04 17:28:00
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh khi tham gia giao thông
- 2024-11-04 16:17:00
Kinh nghiệm vận động Nhân dân hiến đất mở rộng đường giao thông nông thôn ở Nga Sơn
- 2024-07-01 14:35:00
“Tiêu chuẩn của VinUni tạo cảm hứng thay đổi cho các trường”
Hỗ trợ khách hàng cài đặt dữ liệu thông tin sinh trắc học
Các loại tiền lương, trợ cấp từ ngày 1/7 sẽ đồng loạt tăng như thế nào?
Kỷ niệm 15 năm Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam (1/7/2009-1/7/2024): Sử dụng hiệu quả quỹ BHYT và nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh BHYT tuyến y tế cơ sở
Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng dân tộc ít người tại Thanh Hóa
Hội Nông dân tỉnh tổ chức hội nghị Báo cáo viên quý II năm 2024
Người dân thích thú trải nghiệm phố đi bộ Phan Chu Trinh và không gian văn hóa quảng trường Lam Sơn
Trường Đại học Vinuni công nhận tốt nghiệp niên khóa đầu tiên
Bá Thước: Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo hoạt động
Mường Lát: Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS&MN