(Baothanhhoa.vn) - Khai thác đá trước đây vẫn được mệnh danh là nghề “tử thần”, bởi nơi những người lao động mưu sinh là những vách đá dựng đứng, lởm chởm, công việc hàng ngày của họ gắn với nổ mìn, khoan đá. Vì vậy, hiểm nguy, tai nạn có thể ập đến bất cứ lúc nào. Thực tế, đã có không ít vụ tai nạn thương tâm xảy ra. Nhiều lao động sinh bằng nghề, nhưng tử cũng từ đó. Họ sống trong lo âu, thấp thỏm khi làm nghề. Gần đây, nhiều cơ sở khai thác đá đã áp dụng kỹ thuật, chú trọng các giải pháp an toàn cho lao động.

Bảo đảm an toàn trong nghề khai thác đá

Khai thác đá trước đây vẫn được mệnh danh là nghề “tử thần”, bởi nơi những người lao động mưu sinh là những vách đá dựng đứng, lởm chởm, công việc hàng ngày của họ gắn với nổ mìn, khoan đá. Vì vậy, hiểm nguy, tai nạn có thể ập đến bất cứ lúc nào. Thực tế, đã có không ít vụ tai nạn thương tâm xảy ra. Nhiều lao động sinh bằng nghề, nhưng tử cũng từ đó. Họ sống trong lo âu, thấp thỏm khi làm nghề. Gần đây, nhiều cơ sở khai thác đá đã áp dụng kỹ thuật, chú trọng các giải pháp an toàn cho lao động.

Bảo đảm an toàn trong nghề khai thác đá

Các doanh nghiệp sử dụng công nghệ cắt dây vào quá trình khai thác đá tại thị trấn Yên Lâm (Yên Định).

Chúng tôi trở lại “vựa” khai thác đá thị trấn Yên Lâm (Yên Định) sau hơn 7 năm kể từ khi xảy ra vụ tai nạn sập mỏ kinh hoàng vào tháng 1-2016 làm 8 người thiệt mạng. Những người phụ nữ không còn cảm giác bất an khi những người chồng, người con ngày ngày lên đỉnh núi khai thác đá. Chị Nguyễn Thị Mai, thị trấn Yên Lâm, chia sẻ: Trước đây, sự lo lắng, bất an luôn là cảm giác thường trực mỗi khi chồng chị lên núi khai thác đá. Bởi chị hiểu rằng, chỉ cần sơ suất nhỏ, là chồng chị có thể gặp nạn từ việc nổ mìn, nhẹ thì trầy da chảy máu do đá văng, nặng thì mất mạng. Thế nhưng, từ ngày công ty chồng chị chuyển đổi, áp dụng công nghệ mới vào khai thác đá, công việc của chồng chị nhàn và an toàn hơn nhiều. Tâm lý của chị cũng vì thế mà ổn định, toàn tâm chăm sóc con cái ăn học.

Có được sự an toàn trên là bởi những năm gần đây, các doanh nghiệp khai thác đá trên địa bàn thị trấn Yên Lâm đã chuyển đổi công nghệ khai thác đá từ nổ mìn sang phương thức cắt dây. Theo đó, các đơn vị đã tiến hành đầu tư công nghệ khai thác đá bằng bột nở kết hợp với dây cắt kim cương để khai thác đá từ đỉnh núi xuống. Sử dụng công nghệ khai thác này, ngoài việc bảo đảm an toàn lao động còn giúp nâng cao chất lượng sản phẩm.

Với các ưu điểm vượt trội về độ an toàn lao động và hiệu quả khai thác, nên phương thức cắt dây đã được hầu hết các doanh nghiệp khai thác đá trên địa bàn thị trấn Yên Lâm ứng dụng. Ông Đoàn Quang Phi, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Yên Lâm, cho biết: Trên địa bàn thị trấn hiện có 33 doanh nghiệp, với 33 mỏ khai thác đá. Thực hiện Văn bản số 15677/UBND-CN, ngày 22-12-2017 của UBND tỉnh về việc yêu cầu các doanh nghiệp đầu tư dây chuyền công nghệ, thiết bị hiện đại phục vụ hoạt động khai thác, chế biến đá làm vật liệu xây dựng, những năm qua, các doanh nghiệp khai thác đá trên địa bàn thị trấn đã đầu tư, chuyển đổi công nghệ cắt dây vào quá trình khai thác đá. Đến nay, 100% doanh nghiệp khai thác đá đã sử dụng công nghệ cắt dây để khai thác đá từ đỉnh núi xuống.

Ông Nguyễn Hữu Quảng, Giám đốc Công ty TNHH Chế biến đá tự nhiên Nam Thái Sơn, thị trấn Yên Lâm, cho biết: Để bảo đảm an toàn lao động và nâng cao hiệu quả trong quá trình khai thác đá, công ty đã đầu tư 15 tỷ đồng để đưa công nghệ cắt dây vào quá trình khai thác đá. Đây hiện là công nghệ duy nhất không phá hủy đá gốc, bảo vệ, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, cho phép xẻ những khối đá có quy cách, kích thước và độ liền khối chuẩn, đạt yêu cầu xuất khẩu. Nhờ đó, tỷ lệ tận thu đá ốp lát của công ty đạt 10 đến 15%.

Không chỉ ở thị trấn Yên Lâm, hiện nay việc sử dụng công nghệ cắt dây vào quá trình khai thác đá đã được hầu hết các doanh nghiệp khai thác đá trên địa bàn tỉnh sử dụng. Tại xã Minh Tân (Vĩnh Lộc) hiện có hơn 50 doanh nghiệp, cơ sở khai thác và chế biến đá. Để hạn chế ô nhiễm môi trường, gia tăng chất lượng đá xẻ, các doanh nghiệp khai thác đá cũng đang tích cực đầu tư ứng dụng công nghệ tiên tiến vào khai thác. Theo đó, công nghệ khai thác đá phổ biến được các doanh nghiệp tại đây sử dụng là dùng các thiết bị khai thác như máy cắt dây kim cương, kính thủy lực, máy đào... để lật khối đá ra khỏi mỏ. Sau đó, khối đá tiếp tục được sử dụng máy cắt dây cắt nhỏ để hình thành các khối đá theo hình dạng, kích thước như mong muốn, thuận lợi cho quá trình vận chuyển và sử dụng. Nhờ đó đã và đang bảo đảm an toàn lao động. Đồng thời, nâng cao hiệu quả công việc, tiết kiệm nhân lực và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Có thể nói việc áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ trong khai thác đá đang là một bước đi đúng đắn nhằm nâng cao chất lượng, giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Không những vậy, công nghệ khai thác này còn giúp các đơn vị tận thu, nâng cao tỷ lệ thu hồi đá khối nguyên khai thác đá khối thương phẩm, tiết kiệm được nguồn tài nguyên thiên nhiên, góp phần nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm.

Bài và ảnh: Hương Thơm


Bài và ảnh: Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]