Áp lực cho Ukraine, hoa cho Nga
Trước thềm các cuộc đàm phán tại London, nhà ngoại giao kỳ cựu của Mỹ Daniel Fried cảnh báo những hậu quả tiêu cực tiềm tàng của việc nhượng bộ Nga.
Daniel Fried, nhà ngoại giao kỳ cựu của Mỹ.
Nhà ngoại giao kỳ cựu Daniel Fried, người đóng vai trò chủ chốt trong việc thiết kế và thực hiện chính sách của Mỹ ở châu Âu sau sự sụp đổ của Liên Xô, đã chỉ trích chính quyền Donald Trump vì đã cân nhắc “những nhượng bộ đơn phương” trong các cuộc đàm phán hòa bình với Nga, điều mà theo ông là “làm suy yếu vị thế đàm phán của phương Tây” và “có lợi cho Moscow”.
Daniel Fried đã chỉ trích “lối đàm phán” của Nhà Trắng, lập luận rằng thay vì gây sức ép lên Nga, “chúng ta đang tặng hoa cho người Nga”.
Daniel Fried từng giữ chức trợ lý ngoại trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu và Á-Âu trong chính quyền Bush và Obama và hiện là thành viên của Hội đồng Đại Tây Dương,
Fried đã phản ứng lại tuyên bố mới nhất của đặc phái viên Nhà Trắng Keith Kellogg về tư cách thành viên NATO của Ukraine, khi khẳng định điều đó “không còn được bàn đến nữa”.
Tổng thống Donald Trump khẳng định ông sẽ tiết lộ nội dung của kế hoạch hòa bình mà ông đề xuất cho cuộc chiến tranh Ukraine trong tuần này. “Tôi sẽ cung cấp cho các bạn thông tin chi tiết đầy đủ trong những ngày tới”, ông nói với các phóng viên. "Nhưng chúng tôi đã có những cuộc họp rất tốt về Ukraine, Nga... Chúng ta sẽ xem điều đó diễn ra như thế nào".
Khi nhóm của Donald Trump chuẩn bị quay trở lại London để đàm phán ngừng bắn ở Ukraine, Daniel Fried trong một cuộc phỏng vấn đã nhấn mạnh những hậu quả tiêu cực tiềm tàng của việc nhượng bộ đơn phương với Nga, bao gồm cả nguy cơ tái hiện những điều kiện dẫn đến cuộc xung đột nổ ra vào năm 2022.
“Bây giờ, Kellogg nói rằng có những giải pháp thay thế, và tôi muốn biết ông ấy đang nghĩ gì. Có thể có những sắp xếp an ninh khác hiệu quả đối với Ukraine và châu Âu. Nhưng một lần nữa, nếu chúng ta có thói quen nhượng bộ đơn phương với Nga, thì sẽ có những giải pháp thay thế nào?” ông tiếp tục hỏi.
Sau đó, ông nói thêm: "Nga sẽ không chấp nhận bất kỳ giải pháp tạm thời nào giúp Ukraine an toàn, và chúng tôi không muốn để Ukraine mất an toàn. Làm như vậy sẽ tái hiện tình hình dẫn đến cuộc chiến như hiện nay".
Theo Daniel Fried, tuyên bố của Kellogg về tư cách thành viên của Ukraine đã làm suy yếu sự đồng thuận của NATO đạt được vào mùa hè năm ngoái, trong đó tất cả các đồng minh đều nhất trí Ukraine sẽ trở thành thành viên và nhiệm vụ của họ là xây dựng cầu nối tới quốc gia này.
Ông tiếp tục nói: “Vì vậy, quan niệm chúng ta sẽ thúc đẩy hòa bình bằng những nhượng bộ đơn phương, trong khi không gây áp lực nào lên Nga, là vô lý. Tôi thấy điều đó thật khó hiểu, đặc biệt trong nhiều thập kỷ, đảng Cộng hòa là những nhà đàm phán cứng rắn. Bây giờ, họ là những người tạo ra sự yếu kém và tạo ra một tình huống đàm phán tồi tệ.”
Khi được hỏi liệu phái đoàn Ukraine có nên phản đối những nhượng bộ đơn phương trong các cuộc đàm phán sắp tới hay không, Fried nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phối hợp với các đồng minh châu Âu để đảm bảo đạt được cách tiếp cận thống nhất.
Người châu Âu đang chuẩn bị đóng vai trò chủ chốt trong việc hỗ trợ Ukraine và Kiev sẽ không chấp nhận một giải pháp liên quan đến việc công nhận sự kiểm soát lãnh thổ của Nga. Nếu Ukraine và châu Âu phản đối những yêu cầu như vậy, lập trường của Mỹ có thể thay đổi theo thời gian, ông nói.
Fried cũng nhấn mạnh Mỹ không nên đề xuất công nhận sự kiểm soát của Nga đối với Crimea vì điều đó sẽ làm suy yếu vai trò lãnh đạo và các nguyên tắc mà Mỹ đã xây dựng trong nhiều thập kỷ.
Ông cho biết: “Từ học thuyết Stimson dưới thời chính quyền Hoover, đến học thuyết Welles dưới thời Roosevelt, đến tuyên bố Pompeo dưới thời Trump, Mỹ đã có lập trường nguyên tắc là không công nhận việc sáp nhập lãnh thổ bằng vũ lực, và tôi không thấy lợi ích nào của Mỹ nếu từ bỏ nó”.
Phái đoàn Mỹ quay trở lại châu Âu chỉ vài ngày sau khi Ngoại trưởng Marco Rubio thúc giục Washington chuẩn bị “bỏ qua” các nỗ lực nếu các cuộc đàm phán hòa bình bị đình trệ.
Khi được hỏi về bình luận của Rubio, Fried cho biết nếu nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ có ý định gây thêm áp lực lên Nga và hỗ trợ nhiều hơn cho Ukraine thì “đó là điều tốt”. “Nhưng tôi lo ngại Rubio muốn Mỹ rời bỏ Ukraine, đó sẽ là một đòn giáng vào lợi ích của Mỹ, bởi vì điều đó cho thấy Mỹ không đáng tin cậy, thiếu kiên nhẫn, không có khả năng tập trung, không quyết tâm thực sự thúc đẩy lợi ích của riêng mình”, ông nói.
Fried kết luận bằng một thông điệp rõ ràng gửi đến chính quyền Mỹ: “Như Napoleon đã từng nói, nếu bạn quyết định chiếm Vienna, hãy chiếm Vienna. Nếu bạn quyết định tạo ra hòa bình ở Ukraine - hòa bình thông qua sức mạnh, một nền hòa bình khiến phương Tây an toàn hơn - thì hãy nghiêm túc thực hiện!”
TD (theo Kyiv Post)
{name} - {time}
-
2025-04-22 15:30:00
EU và Anh chuẩn bị phong tỏa hàng hải đối với Nga
-
2025-04-22 10:51:00
Định cư Hy Lạp - Cơ hội sở hữu thường trú châu Âu chỉ từ 250.000 EUR
-
2025-04-22 10:01:00
Vụ bê bối Signal có thể khiến Hegseth mất chức Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ
Đại học Harvard kiện chính quyền Mỹ
Mỹ treo thưởng 5 triệu USD để truy bắt thủ lĩnh tổ chức khủng bố MS-13
Công suất điện gió và điện Mặt Trời toàn cầu sẽ tăng trong năm 2025
Các nghi thức về tổ chức tang lễ và bầu Giáo hoàng mới
Nga sẵn sàng đàm phán trực tiếp với Ukraine
Houthi gửi lời cảnh báo thách thức Mỹ: “Vũng lầy”
Nga ban hành hiệp ước quan trọng với Iran
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đổ lỗi cho nhân viên bất mãn và giới truyền thông trong vụ bê bối Signal