Anh Lê Văn Lâm làm giàu từ nghề nuôi ong lấy mật
Khu vườn nuôi ong lấy mật của anh Lê Văn Lâm.
Theo chân cán bộ phường Đông Cương, chúng tôi đến thăm mô hình nuôi ong lấy mật của hộ gia đình anh Lê Văn Lâm, ở ngõ 245, đường Đình Hương. Khu vườn rộng hơn 1.000 mét vuông của gia đình anh Lâm là nơi “đi về” của hơn 400 đàn ong.
Khi bắt tay thực hiện mô hình nuôi ong lấy mật, anh Lâm gặp không ít khó khăn về vốn đầu tư, kiến thức và kinh nghiệm thực tế. Với quyết tâm có nghề để phát triển kinh tế gia đình, anh Lâm đã dành thời gian tìm mua, đọc những cuốn sách hướng dẫn kỹ thuật nuôi ong. Đồng thời, anh còn tìm đến các gia đình nuôi ong khác trong tỉnh để học hỏi kinh nghiệm. Thời gian đầu, anh Lâm chỉ đầu tư nuôi 80 đàn ong. Khi có kinh nghiệm và nhận thấy nuôi ong lấy mật không mất nhiều thời gian, không cần cầu kỳ, cho thu nhập ổn định, anh đã nhân đàn ong, mở rộng quy mô nuôi.
Đến nay, nghề nuôi ong đã gắn bó với anh Lâm gần 20 năm. Mỗi tổ ong, bọng ong anh nhớ từng đặc điểm, thời gian thu hoạch mật. Theo quy trình nuôi, mỗi năm anh Lâm nhân đàn ong 2 lần, bởi tuổi thọ của những chú ong chỉ kéo dài khoảng 55 ngày. Bên cạnh đó, cứ từ 7 đến 10 ngày, anh lại thu cất mật ong 1 lần. Anh Lâm cho biết, nghề nuôi ong vừa dễ lại vừa khó. Dễ là bởi nuôi ong không đòi hỏi vốn đầu tư lớn, không vất vả như các công việc lao động tay chân khác và ai cũng có thể làm được. Nuôi ong không tốn nhiều thời gian chăm sóc, nhưng lại đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận và cần mẫn để “chạy” ong theo mùa hoa. Hàng năm, các vụ hoa cứ liên tục gối nhau, ong phải đi kiếm ăn theo phạm vi bán kính khoảng 2 km, mỗi ngày ong đi kiếm ăn từ 8 đến 11 chuyến, do đó người nuôi ong phải nắm chắc được đặc tính của loài ong và thời điểm nở hoa, để ong đi lấy mật. Cái khó của nuôi ong bởi ong có tuổi thọ không cao, lại hay mắc bệnh thối ấu trùng, do đó để đàn ong phát triển được nhất thiết không được để đàn ong bị đói và thiếu quân, vào mùa lạnh, phải thường xuyên che đậy và bổ sung thức ăn cho ong. Một kinh nghiệm để nuôi ong được lâu bền là ít nhất 1 năm phải thay ong chúa 1 lần”.
Hơn 20 năm gắn bó với nghề nuôi ong, anh Lâm đã tự trang bị cho mình vốn kiến thức về loài vật hữu ích này và khai thác chúng có hiệu quả. Mỗi năm, gia đình anh thu hoạch từ 2,5 đến 3 tấn mật ong. Sau khi trừ chi phí, gia đình anh Lâm có thu nhập hơn 200 triệu đồng từ bán mật ong thương phẩm. Nghề nuôi ong đã giúp kinh tế gia đình anh Lâm khá lên và trở thành mô hình phát triển sản xuất tiêu biểu của địa phương.
Hòa Bình
{name} - {time}
-
1 giờ trước
Phát triển vùng chè nguyên liệu cho chế biến, xuất khẩu
-
2 giờ trước
Doanh nghiệp vận tải tăng cường phương tiện, đảm bảo an toàn cho hành khách dịp tết
-
13:29 08/10/2019
Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Miền Trung 36.03D kiểm định 34.300 lượt phương tiện
Thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng vận tải hành khách bằng xe ô tô
Toàn tỉnh đã gieo trồng 21.580 ha cây trồng vụ đông
Huyện Hà Trung có 1.019 trang trại, gia trại
Giá trị xuất khẩu trên địa bàn huyện Nga Sơn đạt 80,2 triệu USD
Huyện Đông Sơn phát triển nông nghiệp theo hướng an toàn
Để chăn nuôi nông hộ phát triển theo hướng bền vững
Tăng cường kiểm soát hoạt động vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm
Tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu và dịch vụ logistics qua Cảng Nghi Sơn
Tiếp tục tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tôm hùm nước ngọt và tôm càng đỏ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Địa phương
Thời tiết
- 13°C - 25°CÍt mây, không mưa
- 14°C - 25°CÍt mây, không mưa