(Baothanhhoa.vn) - Là địa phương có địa hình dốc, hiểm trở lại bị chia cắt bởi các con sông, suối nên vào mùa mưa bão, huyện Lang Chánh có 100% số xã, thị trấn nằm trong vùng có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất. Để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho Nhân dân, huyện Lang Chánh đã chủ động thực hiện các biện pháp sẵn sàng ứng phó khi có mưa, lũ và sạt lở đất xảy ra.

An toàn cho người dân trong vùng có nguy cơ sạt lở

Là địa phương có địa hình dốc, hiểm trở lại bị chia cắt bởi các con sông, suối nên vào mùa mưa bão, huyện Lang Chánh có 100% số xã, thị trấn nằm trong vùng có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất. Để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho Nhân dân, huyện Lang Chánh đã chủ động thực hiện các biện pháp sẵn sàng ứng phó khi có mưa, lũ và sạt lở đất xảy ra.

An toàn cho người dân trong vùng có nguy cơ sạt lởMặt bằng khu TĐC bản Lọng, xã Tam Văn (Lang Chánh) cơ bản hoàn thành.

Do có địa hình đồi núi cao xen kẽ giữa các sông, suối, hồ đập, vì vậy vào mùa mưa bão, thị trấn Lang Chánh luôn phải đối mặt với tình trạng ngập lụt, lũ ống, lũ quét và sạt lở đất cao. Ông Vi Văn Quang, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Lang Chánh cho biết: “Trong những năm qua, ngập lụt, lũ ống, lũ quét và sạt lở đất đã làm cho 11/14 khu phố, với 200 hộ bị ảnh hưởng (13 hộ bị ngập lụt, 82 hộ bị ảnh hưởng bởi lũ ống, lũ quét và 115 hộ bị ảnh hưởng bởi sạt lở đất). Trong đó, tập trung nhiều nhất ở các khu phố như Phống Bàn (ngập lụt), Chiềng Trải (lũ ống, lũ quét) và khu phố Nguyễn Trãi (sạt lở đất). Tuy nhiên, do không tìm được quỹ đất xây dựng khu tái định cư (TĐC) để di dời các hộ đến nơi ở mới an toàn nên địa phương chỉ còn cách đưa các hộ này đến nơi tránh trú an toàn như trường học, nhà văn hóa thôn mỗi khi có mưa, lũ và sạt lở đất xảy ra”.

Xã Tam Văn được coi là một trong những địa phương chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai. Ông Lương Văn Quỳnh, Chủ tịch UBND xã, cho biết: Vào mùa mưa bão, nguy cơ lũ ống, lũ quét và sạt lở đất xảy ra tại 5 bản trên địa bàn, gồm: Lọng, Cú, Căm, Lót và bản U. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho người dân cũng như hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, ngoài thành lập ban chỉ đạo phòng chống thiên tai cấp xã, thôn và chuẩn bị tốt phương châm “4 tại chỗ”, địa phương đã xây dựng phương án di dời các hộ sống trong vùng có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đến nơi an toàn. Trước mắt, di dời các hộ nằm trong vùng có nguy cơ cao đến nơi tránh trú an toàn tại nhà văn hóa thôn, xen ghép các hộ trong nhà người thân.... Về lâu dài, 62 hộ dân (bản Lọng 40 hộ, bản Căm 22 hộ) nằm trong vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất sẽ được bố trí vào khu TĐC. Rất may, địa phương đã tìm được quỹ đất và huyện đã cho đầu tư xây dựng 2 khu TĐC, đảm bảo 62 hộ dân thuộc diện phải di dời đến nơi ở mới an toàn hơn so với nơi ở cũ. Thời điểm này, 2 khu TĐC ngay tại bản Lọng và bản Căm đã cơ bản hoàn thành và huyện đang xây dựng phương án di dân vào nơi ở mới. Trong thời gian chờ đợi, địa phương tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức và cắm biển cảnh báo nguy hiểm ở khu vực có nguy cơ cao về lũ ống, lũ quét và sạt lở đất để Nhân dân có ý thức chủ động phòng, tránh. Đồng thời, cắt cử cán bộ thường xuyên kiểm tra, nhất là vào dịp trước, trong và sau mỗi trận mưa để có phương án di dời khẩn cấp các hộ có nguy cơ cao đến nơi tránh trú an toàn.

Ngoài thị trấn Lang Chánh và xã Tam Văn, trên địa bàn huyện Lang Chánh còn nhiều địa phương khác như các xã Trí Nang, Yên Thắng, Đồng Lương... cũng xảy ra tình trạng ngập lụt, lũ ống, lũ quét và sạt lở đất vào mùa mưa bão. Về thực trạng này, ông Lê Quang Tùng, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lang Chánh cho biết: “Ngập lụt, lũ ống, lũ quét và sạt lở đất xảy ra ở 10/10 xã, thị trấn với 546 hộ bị ảnh hưởng. Vì vậy, bước vào mùa mưa bão hàng năm, ngoài xây dựng kế hoạch ứng phó với thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”, huyện lên phương án xử lý đối với từng tình huống cụ thể. Huyện cũng có phương án di dời những hộ dân nằm trong vùng xung yếu có nguy cơ sạt lở và lũ ống, lũ quét đến nơi tránh trú an toàn như trường học, nhà văn hóa thôn, hoặc đến trú tạm nhà người thân khi có thiên tai xảy ra... Bên cạnh đó, nhanh chóng hoàn thiện phương án di dân vào khu TĐC bản Lọng, bản Căm (xã Tam Văn) cho 62 hộ thuộc diện phải di dời đến nơi ở mới an toàn. Mặt khác, xúc tiến, đẩy nhanh tiến độ quy hoạch, xây dựng dự án các khu TĐC bản Pom Bang (xã Yên Khương), bản Muống (xã Giao Thiện)... Với những giải pháp trên, hy vọng rằng sẽ hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra đối với người dân.

Bài và ảnh: Minh Lý



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]