Xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án BOT giao thông
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 270/TB-VPCP kết luận của Thường trực Chính phủ về Đề án xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án BOT giao thông.
Theo Thông báo, Thường trực Chính phủ hoan nghênh và đánh giá cao sự cố gắng, nỗ lực của Bộ Giao thông vận tải trong việc xây dựng, chuẩn bị Đề án xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án BOT giao thông. Các khó khăn, vướng mắc đối với một số dự án BOT giao thông đã phát sinh và kéo dài trong nhiều năm, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan, đơn vị sớm có giải pháp xử lý. Tại Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 25 tháng 5 năm 2023, Bộ Chính trị yêu cầu có phương án giải quyết dứt điểm những tồn tại kéo dài các dự án, trong đó có dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, là cơ sở chính trị xây dựng Đề án. Đây là vấn đề có tác động đến nhiều chủ thể, đối tượng liên quan; việc xử lý khó khăn, vướng mắc sẽ khơi thông nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo phương thức PPP, cải thiện môi trường đầu tư.
Yêu cầu Bộ Giao thông vận tải tiếp thu đầy đủ ý kiến của Thường trực Chính phủ, phát biểu các cơ quan tại cuộc họp và văn bản góp ý của các bộ, cơ quan liên quan; rà soát ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại Thông báo số 190/TB-VPCP ngày 03 tháng 5 năm 2024 của Văn phòng Chính phủ để cập nhật, bổ sung, hoàn thiện Đề án, trong đó lưu ý một số nội dung sau:
Rà soát bảo đảm thực hiện đúng, đầy đủ ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Thông báo số 1834/TB-TTKQH ngày 28 tháng 11 năm 2022 của Tổng Thư ký Quốc hội; phối hợp với các địa phương có dự án BOT đang đề xuất xử lý để rà soát, đánh giá kỹ lưỡng thực trạng khó khăn, vướng mắc của các dự án; bổ sung đầy đủ thông tin đối với các dự án cần xử lý do địa phương là cơ quan có thẩm quyền; rà soát các quy định của hợp đồng BOT để xác định cụ thể trách nhiệm chủ quan, khách quan của các chủ thể liên quan; cụ thể hóa được các lợi ích, hiệu quả của các dự án trong thời gian qua... trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp giải quyết phù hợp.
Bộ Giao thông vận tải và các địa phương cần phải thay đổi cách nghĩ, cách làm. Nghiên cứu sử dụng tối đa các quy định, công cụ thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, địa phương, trước hết là trách nhiệm, thẩm quyền của Bộ Giao thông vận tải và các địa phương để có giải pháp giải quyết cụ thể cho từng dự án; chỉ đề xuất cấp có thẩm quyền bố trí ngân sách nhà nước để xử lý khi các giải pháp khác không khả thi.
Trường hợp thực sự cần thiết phải trình Quốc hội ban hành Nghị quyết thì cần xem xét các dự án đã hoàn thành, nhưng không đặt được trạm thu phí, ưu tiên đề xuất về cơ chế, chính sách để đa dạng hóa nguồn lực, giảm sử dụng vốn nhà nước khi xử lý; đồng thời, phải xác định rõ thời hạn áp dụng, số lượng, danh mục dự án cụ thể; tập trung danh mục các dự án đã xác định cụ thể, lượng hóa được khó khăn, vướng mắc; đánh giá kỹ tác động của các cơ chế, giải pháp đề xuất, bảo đảm không tạo tiền lệ, không để lợi dụng, trục lợi chính sách, gây thất thoát, lãng phí, lợi ích nhóm.
Bảo đảm hài hòa lợi ích giữa nhà nước, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án BOT
Thường trực Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm việc với các nhà đầu tư, tổ chức cung cấp tín dụng theo nguyên tắc bảo đảm hài hòa lợi ích giữa nhà nước, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án BOT và các bên cung cấp vốn phải có trách nhiệm cùng chia sẻ rủi ro, phải có giải pháp cơ cấu lại khoản vay, giảm lãi vay, điều chỉnh phương án trả nợ phù hợp.
Trường hợp đề xuất sử dụng ngân sách nhà nước để thanh toán cho nhà đầu tư khi chấm dứt hợp đồng trước thời hạn phải xác định được giá trị thuộc trách nhiệm nhà nước phải thanh toán, sử dụng nguồn nào và thẩm quyền quyết định; các bên có trách nhiệm chia sẻ tối đa rủi ro theo nguyên tắc “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” (Bộ Giao thông vận tải và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm việc với Nhà đầu tư, doanh nghiệp và các bên cung cấp vốn để đàm phán theo hướng không có lợi nhuận vốn chủ sở hữu và không tính lãi vay trong giá trị dự kiến đề nghị thanh toán).
Về lâu dài, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trong quá trình sửa đổi Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư nghiên cứu có giải pháp phù hợp để xử lý các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư tiềm ẩn nguy cơ phát sinh khó khăn, vướng mắc.
Giao Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải và các bộ cơ quan liên quan hoàn thiện Đề án đảm bảo chất lượng, thuyết phục cao khi trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Theo VGP NEWS
{name} - {time}
-
2024-12-13 09:37:00
Nữ “thủ lĩnh” công đoàn tận tâm
-
2024-12-13 09:22:00
Trung tâm GDNN-GDTX huyện Ngọc Lặc nâng cao chất lượng dạy nghề và học văn hóa
-
2024-06-24 06:14:00
Giữ sạch "vùng xanh” nơi biên viễn (Kỳ 1): Khi “cơn bão” ma túy tràn về
Sau 3 năm triển khai Nghị quyết số 07-NQ/TU: Những chuyển biến tích cực
Quan tâm chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em
Vì sức khỏe cộng đồng: Tăng diện bao phủ BHXH, BHYT vùng ven biển
Trí thức hóa nông dân
Hàng vạn khách du lịch đổ về Sầm Sơn để tránh nóng
Bảo hiểm nhân thọ bù đắp thiệt hại tài chính trước những rủi ro
Thăm hỏi, động viên gia đình có người bị thiệt mạng do đuối nước ở xã Hoằng Phụ (Hoằng Hoá)
Niềm vui trong căn nhà “Mái ấm công đoàn”
Lòng trắc ẩn đặt không đúng chỗ sẽ trở thành tiếp tay, dung túng