Xây dựng cán bộ chuẩn mực đạo đức công vụ
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: Đạo đức là “gốc” của người cách mạng, bởi "Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được Nhân dân".
Hội nghị nghiên cứu, quán triệt học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa do Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức.
Thấm nhuần tư tưởng của Bác, thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, tổ chức đảng, các địa phương, đơn vị từ tỉnh đến cơ sở thực hiện các nội dung chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức (CBĐVCCVC). Nhất là trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, xác định rõ vai trò của người lãnh đạo chủ chốt trong thực hiện nhiệm vụ phải tận tâm, tận lực phục vụ Nhân dân. Để việc xây dựng đạo đức công vụ đi vào nền nếp, có sức lan tỏa sâu rộng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã bám sát sự chỉ đạo của Trung ương về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo chuyên đề từng năm để ban hành kế hoạch, công văn lãnh đạo, chỉ đạo gắn với việc xây dựng chuẩn mực đạo đức cán bộ, đảng viên trên địa bàn toàn tỉnh.
Đầu năm 2024, nhằm nâng cao hiệu quả trong thực thi công vụ, Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn đã ký và ban hành Chỉ thị về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Chỉ thị nêu rõ: Quán triệt sâu sắc chủ đề công tác năm “Kỷ cương - Trách nhiệm - Hành động - Sáng tạo - Phát triển” và quan điểm chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh “Trách nhiệm, nỗ lực, linh hoạt, quyết liệt, hiệu quả; tạo chuyển biến thực sự rõ nét trên tất cả các lĩnh vực, địa bàn; phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2024”;...
Việc quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch UBND tỉnh cho thấy tinh thần quyết tâm cao, nỗ lực lớn của người đứng đầu trong thực thi nhiệm vụ, đã tạo xung lực cho CBĐVCCVC chấp hành nghiêm văn hóa công vụ, theo tinh thần “3 không, 4 tăng, 2 giảm”, gồm: không phiền hà sách nhiễu; không yêu cầu bổ sung hồ sơ quá một lần trong quá trình thẩm tra, thẩm định giải quyết công việc; không trễ hẹn; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin; tăng tính công khai minh bạch; tăng trách nhiệm trong thực thi công vụ; tăng sự hài lòng của tổ chức, công dân; giảm bớt thời gian giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, công dân; giảm chi phí thực hiện thủ tục hành chính.
Cùng với đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kết luận số 2664-KL/TU về tăng cường công tác giáo dục liêm chính cho CBĐVCCVC nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực trong cơ quan Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị của tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, đề ra chỉ tiêu, đến năm 2025, 100% các cơ quan, tổ chức, đơn vị rà soát, bổ sung, xây dựng được bộ quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Hằng năm, 100% CBĐVCCVC được học tập, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết, kết luận, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, trách nhiệm nêu gương, đạo đức công vụ, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; 100% CBĐVCCVC được tham gia lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, trong đó lồng ghép từ 1 đến 2 chuyên đề về giáo dục liêm chính và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Hằng năm, 100% CBĐVCCVC có bản đăng ký cá nhân về thực hành liêm chính trong hoạt động công vụ, gắn với việc đăng ký học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Để thực hiện được mục tiêu đề ra, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã yêu cầu cấp ủy, tổ chức đảng phải coi công tác giáo dục liêm chính là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và lâu dài của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh... Tăng cường giáo dục liêm chính cho CBĐVCCVC, gắn với tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, khóa XII), Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) “Về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, gắn với đẩy mạnh việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và thực hiện các quy định về những điều đảng viên không được làm, về trách nhiệm nêu gương.
Như vậy, có thể nhận thấy, với tinh thần quyết liệt, sát sao từ những người đứng đầu đến việc thực hiện nghiêm đạo đức công vụ trong CBĐVCCVC tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn từ tỉnh đến cơ sở, tin tưởng rằng Thanh Hóa sẽ thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2030 Thanh Hóa là tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại, một cực tăng trưởng mới cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc.
Bài và ảnh: Minh Hiếu
{name} - {time}
-
2024-11-20 14:29:00
Học Bác để trở thành người giáo viên mẫu mực
-
2024-11-10 17:02:00
Học và làm theo Bác trong đào tạo “người công dân tốt, người cán bộ tốt” (Bài cuối): Những vấn đề đặt ra
-
2024-04-15 08:26:00
Những đảng viên trẻ làm theo lời Bác
Cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 762 học và làm theo Bác
Đông Sơn: Lan tỏa nhiều mô hình học tập và làm theo Bác
Xã Quảng Minh thi đua làm theo Bác
Xứng danh bộ đội Cụ Hồ
Lan tỏa các phong trào thi đua ở huyện Ngọc Lặc
Đảng bộ huyện Hậu Lộc tạo sức lan tỏa trong học và làm theo Bác
Những trưởng ban công tác mặt trận “trọn việc nước, tròn việc dân”
Học và làm theo Bác ở Trung đoàn 266
Đồn Biên phòng Tam Chung học và làm theo Bác từ những việc cụ thể