(Baothanhhoa.vn) - Hơn chục năm qua, xã Hợp Lý (Triệu Sơn) nổi lên là địa phương có nghề trồng cây cảnh phát triển hiệu quả bậc nhất xứ Thanh. Ở đó, ông Trần Sỹ Toàn, thôn Đông Thành là một trong những người đi đầu và gặt hái nhiều thành công.

“Vua cây cảnh” đất Hợp Lý

Hơn chục năm qua, xã Hợp Lý (Triệu Sơn) nổi lên là địa phương có nghề trồng cây cảnh phát triển hiệu quả bậc nhất xứ Thanh. Ở đó, ông Trần Sỹ Toàn, thôn Đông Thành là một trong những người đi đầu và gặt hái nhiều thành công.

“Vua cây cảnh” đất Hợp LýÔng Trần Sỹ Toàn, xã Hợp Lý chăm sóc, tạo tác cây cảnh trong vườn nhà.

Những ngày giáp Tết Nguyên đán khi chúng tôi có mặt, gia đình ông Toàn đang thuê hàng chục lao động bấng đào cảnh cung ứng cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Những thân đào lớn nhỏ đủ loại nhưng được chăm sóc bằng kinh nghiệm đúc kết, đều đồng loạt ra hoa đúng dịp tết. Theo ông, căn cứ nhiệt độ và tình hình thời tiết cách đây chừng 1 tháng để chọn thời điểm vặt lá, tác động kỹ thuật cho cây. Nhiều năm thời tiết lạnh giá, gia đình còn khoanh một đường quanh gốc cây để kích thích cho hoa nở đúng dịp. Để chăm sóc một cây đào thành công, mỗi cây phải có đồng loạt hoa, nụ, quả non và nhiều lộc. Kỹ thuật ấy đã được ông thuộc lòng nên năm nào hoa đào nhà ông cũng có giá cao.

Những năm gần đây, ông Toàn đang phát triển tới 2ha đào cảnh nhờ thuê đất ruộng để hình thành khu vực chuyên canh. Đây cũng là hộ gia đình trồng đào với diện tích lớn nhất ở xã trồng cây cảnh này. Trên khu trang trại rộng bao la giữa cánh đồng, ông dành khu chuyên phát triển giống đào phai địa phương lấy gốc để ghép cành đào hoa kép Quảng Chính với số lượng mỗi năm hàng trăm cây bán ra thị trường. Một khu khác chuyên mua gốc đào cổ thụ từ các tỉnh phía Bắc về trồng đáp ứng thị hiếu của một bộ phận khách hàng phân khúc cao với giá cả chục triệu đồng mỗi cây.

Ngoài trồng đào cảnh trên cánh đồng, ông còn phát triển vườn cây cảnh ở vườn nhà và khu vực ngọn đồi sau nhà trong thôn Đông Thành. Với tổng diện tích cây cảnh gần 3 ha, ông thuê 7 công nhân kỹ thuật và chuyên gia chăm sóc, uốn tỉa và chiết ghép cây quanh năm và khoảng hơn 10 lao động thời vụ. Dẫn chúng tôi đi thăm vườn chuyên canh tùng la hán ngay trước sân nhà, ông Toàn giới thiệu ý nghĩa của từng cây. Những cây bon sai đủ kiểu dáng được tạo thế trong khu vườn và đồi. Theo ông, nhiều cây trong vườn qua nhiều năm uốn tỉa tạo dáng, hiện có giá trị cả trăm triệu đồng.

“Vua cây cảnh” đất Hợp LýVới mô hình trồng đào và các loại cây cảnh, gia đình ông Trần Sỹ Toàn luôn thuê 7 công nhân kỹ thuật và chuyên gia làm việc quanh năm.

Hàng chục năm liên tục xuất bán, nhưng tổng giá trị cây trong các vườn theo nhẩm tính của ông Toàn luôn dao động khoảng 10 tỷ đồng. Từ đầu năm 2023 đến nay, theo nhẩm tính, ông có 2.200 cây đào, 500 cây ngọc lan, 2.200 cây tùng la hán, 50.000 cây chay giống và khoảng 1.000 cây cảnh khác. Cả 3 khu vườn cây cảnh của gia đình ông như những tiểu sinh thái làng quê, góp phần cùng địa phương xây dựng tiêu chí môi trường và vườn mẫu trong XDNTM. Năm 2022, doanh thu bán cây các loại đạt trên dưới 1,5 tỷ đồng; năm 2023 tăng lên 2 tỷ đồng, lợi nhuận 1,1 tỷ đồng.

Là người gốc tỉnh Nam Định có ông cha vào Hợp Lý lập nghiệp, gia đình ông Toàn có nhiều kinh nghiệm truyền đời trong trồng cây cảnh. Với những thành công vượt bậc, nhiều người ở Hợp Lý coi ông Toàn như là “nghệ nhân” chăm sóc cây. Ông chủ vườn trại sinh vật cảnh sinh năm 1972 này còn là người đầu tiên đưa cây tùng la hán và đào cảnh địa phương trở thành sản phẩm OCOP 3 sao. Để thuận lợi hơn cho việc phát triển sản xuất, kinh doanh, ông đã thành lập HTX cây cảnh xã Hợp Lý, kêu gọi thêm các thành viên để tương trợ lẫn nhau, phát triển thị trường ngày càng rộng mở cho cây cảnh địa phương.

Bài và ảnh: Linh Trường



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]