(Baothanhhoa.vn) - Hàng ngày, khi nước vừa rút, hàng trăm ngư dân từ già đến trẻ ven biển xứ Thanh lại hối hả ra biển để cào ngao. Công việc nặng nhọc, ngâm mình trong nước biển nhiều giờ cho thu nhập khoảng 400-500 nghìn/ngày.

Nghề cào ngao nơi cửa biển

Hàng ngày, khi nước vừa rút, hàng trăm ngư dân từ già đến trẻ ven biển xứ Thanh lại hối hả ra biển để cào ngao. Công việc nặng nhọc, ngâm mình trong nước biển nhiều giờ cho thu nhập khoảng 400-500 nghìn/ngày.

Nghề cào ngao nơi cửa biển

Chẳng kể nắng, mưa, giá rét, hàng trăm người dân vùng biển xứ Thanh ngày ngày mưu sinh theo con nước thủy triều, chạy theo những con sóng. Ghi nhận tại bãi biển xã Hoằng Phụ (huyện Hoằng Hoá) những ngày qua có rất đông người dân ra biển cào ngao.

Nghề cào ngao nơi cửa biển

Đây được coi nghề truyền thống của ngư dân vùng biển xứ Thanh lưu giữ suốt nhiều đời qua. Họ cũng không biết nghề này có từ bao giờ. Người dân nơi đây còn gọi vui công việc này là nghề “đi giật lùi”, lý do đơn giản vì bất cứ ai đi làm nghề cào ngao đều phải đi lùi về phía sau.

Nghề cào ngao nơi cửa biển

Dụng cụ dùng để làm nghề cào ngao ngao là một cái cán tre cán dài khoảng 1,5m, một đầu được chẻ tách làm đôi thành hình tam giác rồi gắn một miếng sắt gọi là lưỡi nạo.

Nghề cào ngao nơi cửa biển

Nghề cào ngào tuy vất vả, tốn sức nhưng không mất nhiều vốn để sắm đồ nghề. Chỉ cần khoảng 100.000 đồng là đủ để sắm dụng cụ.

Nghề cào ngao nơi cửa biển

Ngoài cán tre và lưỡi nạo ra, những người đi cào ngao còn phải dùng một chiếc đai gỗ. Khi hành nghề hai đầu của chiếc đai được buộc vào cán tre, phần thân đai được ghì sát vào hông người thợ rồi đi lùi kéo nạo về phía sau.

Nghề cào ngao nơi cửa biển

Cào ngao này cũng phải có kỹ thuật riêng. Khi cào ngao thì phải cúi khom người, hai tay nắm cán tre, dùng lực ấn mạnh lưỡi nạo xuống cát sâu khoảng 10cm và kéo lùi về phía sau.

Nghề cào ngao nơi cửa biển

Cứ đi lùi như thế, nếu phía dưới lớp cát có ngao chạm vào, lưỡi nạo khưng lại, lúc đó người thợ sẽ biết có ngao.

Nghề cào ngao nơi cửa biển

Bà Lường Thị Thắng (70 tuổi, thôn Thu Hảo, phường Quảng Cư, TP Sầm Sơn, Thanh Hoá) đi đò sang bãi ngao ở biển Hoằng Hoá (Thanh Hoá) để cào ngao. Bà cho biết, mỗi ngày ở vùng bãi ngao này có khoảng vài trăm người như bà ra đây để làm nghề.

Nghề cào ngao nơi cửa biển

Ngoài cào được các con ngao trắng thông thường, ở vùng biển Hoàng Hóa mùa này có chủ yếu là ngao tự nhiên, loại ngao này bán được giá thành rất cao. Một kg ngao loại này có giá bán từ 80-110 nghìn đồng (tuỳ thuộc kích cỡ). Trung bình một người sẽ cào được 3-4kg ngao, kiếm thêm thu nhập từ 400 – 500 nghìn đồng/ngày.

Nghề cào ngao nơi cửa biển

“Nghề này chủ yếu phụ thuộc vào con nước (thuỷ triều). Khi nước xuống thì chúng tôi đi cào, đến khi nước lên sẽ ra về. Chủ yếu là phụ nữ và người già đi làm nghề.” Chị Nguyễn Thị Sáu, một người cào ngao chia sẻ.

Nghề cào ngao nơi cửa biển

Tầm trưa, khi thủy triều lên, những “thợ” cào ngao sẽ rời biển về nhà.

Nghề cào ngao nơi cửa biển

Việc cào ngao đem lại nguồn thu nhập ổn định nên nhiều người phụ nữ ở vùng biển xứ Thanh . Cứ thế, cuộc sống mưu sinh thường nhật của người dân nơi đây như hòa vào tiếng sóng vỗ của biển cả. Ngày mai, khi nước triều rút, một cuộc mưu sinh mới nơi cửa biển lại bắt đầu.

Hoàng Đông


Hoàng Đông

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]