Sáng 20-3, tại khu di tích Đàn tế Nam Giao, xã Vĩnh Thành (Vĩnh Lộc), Hội Di sản văn hoá và cổ vật Thanh Hoa, Ban liên lạc họ Hồ Thanh Hoá phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, UBND huyện Vĩnh Lộc tổ chức Lễ kỷ niệm 617 năm vương triều Hồ khai Đàn tế Nam Giao (1402 – 2019) và 597 năm ngày mất hoàng đế Hồ Quý Ly. Đông đảo con cháu họ Hồ khắp các địa phương trong cả nước cùng người dân địa phương và du khách thập phương đã về dự lễ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Lễ kỷ niệm 617 năm vương triều Hồ khai Đàn tế Nam Giao và 597 năm ngày mất hoàng đế Hồ Quý Ly

Sáng 20-3, tại khu di tích Đàn tế Nam Giao, xã Vĩnh Thành (Vĩnh Lộc), Hội Di sản văn hoá và cổ vật Thanh Hoa, Ban liên lạc họ Hồ Thanh Hoá phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, UBND huyện Vĩnh Lộc tổ chức Lễ kỷ niệm 617 năm vương triều Hồ khai Đàn tế Nam Giao (1402 – 2019) và 597 năm ngày mất hoàng đế Hồ Quý Ly. Đông đảo con cháu họ Hồ khắp các địa phương trong cả nước cùng người dân địa phương và du khách thập phương đã về dự lễ.

Lễ kỷ niệm 617 năm vương triều Hồ khai Đàn tế Nam Giao và 597 năm ngày mất hoàng đế Hồ Quý Ly

Tái hiện nghi lễ hoàng đế Hồ Quý Ly về tế lễ tại Đàn tế Nam Giao.

Chương trình lễ kỷ niệm được tổ chức theo đúng nghi lễ truyền thống, nhằm tái hiện một phần nghi lễ tế Đàn Nam Giao của vương triều Hồ trong lịch sử. Tại Viên đàn, Phương đàn và 2 bên trục Thần đạo của Đàn tế Nam Giao được trang hoàng cờ hoa cùng các đồ lễ phục vụ cho lễ tế truyền thống. Lễ tế Nam Giao gồm 2 phần: Lễ nghênh giá và Lễ tế, trong đó Lễ tế được phục dựng bài bản tại Đàn Nam Giao Thành Nhà Hồ với 3 nghi thức: Lễ Nghênh thần, Lễ tế thần và Lễ tống thần. Chúc văn kỷ niệm 617 năm vương triều Hồ khai đàn tế Nam Giao cũng được long trọng đọc trong phần lễ.

Lễ kỷ niệm 617 năm vương triều Hồ khai Đàn tế Nam Giao và 597 năm ngày mất hoàng đế Hồ Quý Ly

Thực hành nghi lễ trình tấu chúc văn tưởng nhớ công đức hoàng đế Hồ Quý Ly.

Tại buổi lễ, cũng đã tái hiện nghi lễ trình tấu chúc văn tri ân tưởng nhớ hoàng đế Hồ Quý Ly cùng vương triều Hồ đã có công cach tân đất nước, để lại cho đời sau những dấu ấn chẳng phai mờ. Sau phần lễ là chương trình nghệ thuật dân gian truyền thống với các tiết mục: đánh trống hội, hát chầu văn…

Lễ kỷ niệm 617 năm vương triều Hồ khai Đàn tế Nam Giao và 597 năm ngày mất hoàng đế Hồ Quý Ly

Một tiết mục múa hát chầu văn tại buổi lễ.

Trong lịch sử, lễ tế Nam Giao được coi là nghi lễ quan trọng bậc nhất dưới chế độ quân chủ. Đây là lễ tế Trời Đất, nhằm khẳng định tính chính thống của triều đại, uy quyền của Hoàng đế tuân theo mệnh trời mà cai trị dân chúng, chỉ nhà vua mới có quyền thực hiện. Dưới triều đại vua Hồ Quý Ly, đàn tế Nam Giao là nơi hàng năm Vua tiến hành lễ cúng tế cầu quốc thái, dân an hoặc lễ tế vào những dịp đại xá thiên hạ. Sau hơn 600 năm với những thăng trầm lịch sử, hiện đàn tế Nam giao Thành Nhà Hồ là 1 trong 3 đàn tế còn giữ được mặt bằng tương đối nguyên vẹn cổ nhất trong lịch sử Đàn tế Nam Giao của Việt Nam.

Lễ kỷ niệm 617 năm vương triều Hồ khai Đàn tế Nam Giao và 597 năm ngày mất hoàng đế Hồ Quý Ly

Dấu tích đàn tế hình tròn (Viên đàn) – nơi vua tiến hành nghi lễ tế Trời – Đất.

Đàn tế Nam giao Thành Nhà Hồ được Vương triều Hồ xây dựng xong vào tháng 8 năm 1402, nay thuộc địa giới hành chính xã Vĩnh Thành (huyện Vĩnh Lộc), cách thành nhà Hồ khoảng 2,5 km về phía Đông Nam. Đàn Nam Giao có diện tích khoảng hơn 2 ha, lưng tựa Đốn Sơn (núi Đún), tiền án là cánh đồng Nam Giao, cấu trúc gồm nhiều cấp nền bao thu hẹp dần từ thấp đến cao. Dẫn vào trung tâm của đàn tế là con đường linh đạo được lát bằng những phiến đá xanh mài nhẵn. Trong lòng nền cao nhất có dấu tích đàn tế hình tròn (Viên đàn), đường kính 4,75m. Tại đây còn lưu giữ khá nhiều dấu tích kiến trúc của các cấp nền bao: nền Thượng, nền Trung, nền Hạ. Vật liệu kiến trúc chính để xây dựng đàn là đá xanh và nhóm vật liệu bằng đất nung (gạch, ngói…); dấu tích con đường linh đạo được lát bằng những phiến đá xanh mài nhẵn, mà trước kia vua đi trên con đường này để vào khu vực tế chính.

Việc khôi phục, tái hiện lại nghi lễ tế Đàn Nam giao nằm trong công tác bảo tồn các giá trị di sản, tôn vinh di sản văn hóa Thành nhà Hồ, khơi dậy nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam, đồng thời, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, nâng cao tinh thần đoàn kết, góp phần xây dựng quê hương đất nước. Đây cũng là hoạt động ý nghĩa hướng tới kỷ niệm 990 năm Danh xưng Thanh Hóa.

Ngọc Anh


Ngọc Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]