(Baothanhhoa.vn) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện vừa ký ban hành Quyết định số 4595/QĐ-BVHTTDL ngày 20-12-2019 công nhận lễ hội Mường Ca Da, thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Lễ hội Mường Ca Da trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện vừa ký ban hành Quyết định số 4595/QĐ-BVHTTDL ngày 20-12-2019 công nhận lễ hội Mường Ca Da, thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Lễ hội Mường Ca Da trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội Mường Ca Da là nét văn hóa đặc sắc của huyện Quan Hóa và của tỉnh Thanh Hóa.

Theo quyết định nói trên, lễ hội Mường Ca Da đã được đưa vào danh mục, trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia – hạng mục lễ hội truyền thống.

Mường Ca Da, huyện Quan Hóa ngày nay là một trong 4 mường lớn - đơn vị hành chính của cộng đồng người Thái cổ, với nhiều nét văn hóa truyền thống vô cùng phong phú và độc đáo. Mường Ca Da nằm trên địa bàn thị trấn Hồi Xuân, các xã Xuân Phú, Phú Nghiêm, Thanh Xuân, Nam Xuân, thị trấn Quan Hóa của huyện Quan Hóa và một phần của xã Trung Xuân thuộc huyện Quan Sơn. Ca Da mang trên mình nhiều vốn văn hóa cổ như: “Săng chụ xon sao”, “Khun lù nàng ủa”, “Trường ca ú Thêm”.

Lễ hội Mường Ca Da trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ rước kiệu từ Chùa Ông đến đền thờ “Thượng tướng lĩnh thống quân Khằm Ban”.

Lễ hội Mường Ca Da sau khi được phục dựng, được tổ chức 5 năm/1 lần vào tháng 2 âm lịch. Lễ hội được tổ chức nhằm tưởng niệm Thượng tướng Thống lĩnh quân Lò Khằm Ban-vị tướng tài của Lê Lợi đã gắn bó với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và có nhiều công đức tri ân với triều đình nhà Lê từ thế kỷ XV.

Lễ hội Mường Ca Da trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội Mường Ca Da trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Khua luống luôn là tiết mục không thể thiếu tại lễ hội Mường Ca Da.

Lễ hội Mường Ca Da có 2 phần chính: Phần lễ với điểm nhấn là lễ rước kiệu từ Chùa Ông đến đền thờ “Thượng tướng lĩnh thống quân Khằm Ban” và lễ “Xín Mường”; phần hội với nhiều điệu khặp nổi tiếng như: Khặp bao xao (khặp giao duyên), khặp săng chụ (điệu khặp tiễn dặn người yêu), khặp lùng tống (điệu hát xuống đồng), khặp cạ (điệu hát chèo thuyền), cùng nhiều truyền thuyết ly kỳ, phong phú, đa dạng hấp dẫn còn lưu truyền cho đến ngày nay.

Lễ hội Mường Ca Da trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Phần giao lưu đốt lửa trong khuôn khổ lễ hội.

Phần hội với các phần thi thể thao dân tộc, các trò chơi, trò diễn dân gian đặc sắc như: Kéo co, đẩy gậy, tung còn, tó mác lẹ, bắn nỏ, đi cà kheo đá bóng, gói bánh ú, khua luống, trống chiêng, hát khặp, thiếu nữ đẹp trong sắc phục dân tộc và thi trình diễn văn nghệ dân gian bằng hình thức sân khấu hóa.

Lễ hội Mường Ca Da trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nhiều hoạt động giới thiệu, quảng bá đặc sản ẩm thực tại lễ hội.

Lễ hội còn có các gian hàng giới thiệu các sản phẩm nông sản, tiểu thủ công nghiệp truyền thống, giới thiệu đặc sản ẩm thực của địa phương đến khách hàng trong và ngoài tỉnh.

Lễ hội Mường Ca Da trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thi đấu các môn thể thao dân tộc tại lễ hội.

Việc Lễ hội Mường Ca Da được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ là cơ hội để huyện Quan Hóa tiếp tục bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc trên địa bàn, đồng thời góp phần thúc đẩy ngành du lịch của địa phương phát triển.

Mạnh Cường


Mạnh Cường

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]