(Baothanhhoa.vn) - Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 đang đến gần, làng nghề sản xuất miến gạo ở thôn Tân Giao, xã Thăng Long (Nông Cống) lại tất bật làm việc để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Làng nghề miến gạo Thăng Long tất bật vào Tết

Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 đang đến gần, làng nghề sản xuất miến gạo ở thôn Tân Giao, xã Thăng Long (Nông Cống) lại tất bật làm việc để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Làng nghề miến gạo Thăng Long tất bật vào Tết

Những ngày cuối năm, hoạt động sản xuất diễn ra tấp nập. Tất cả đang dồn sức nâng cao sản lượng miến để kịp những đơn hàng dịp Tết.

Làng nghề miến gạo Thăng Long tất bật vào Tết

Khắp trong sân, ngoài ngõ, những tấm phên, cây sào được phủ trắng bởi những lớp miến đều tăm tắp.

Làng nghề miến gạo Thăng Long tất bật vào Tết

Theo những người làm nghề, nguyên liệu duy nhất của miến là bột gạo được xay nhuyễn từ loại gạo Khang Dân và Kim Cương.

Làng nghề miến gạo Thăng Long tất bật vào Tết

Để làm ra sợi miến, người sản xuất phải thực hiện qua nhiều công đoạn. Đầu tiên là vo gạo sạch và ngâm từ 2 - 4h tùy theo điều kiện thời tiết. Khi gạo đã đủ độ mềm sẽ được cho vào máy nghiền thành bột rồi dùng máy ép để bột khô ráo.

Làng nghề miến gạo Thăng Long tất bật vào Tết

Khi đã hoàn thành khâu sơ chế nguyên liệu, người thợ sẽ tiến hành bước tạo sợi. Công đoạn này mặc dù do máy vận hành nhưng đòi hỏi người sản xuất phải liên tục vừa cho bột vào máy vừa nhanh tay cắt miến để giữ được độ dài và đều sợi cho miến.

Làng nghề miến gạo Thăng Long tất bật vào Tết

Sau khi thành sợi, miến được ủ trong vòng khoảng 10 tiếng sau đó rũ trong nước lạnh và đem phơi khô.

Làng nghề miến gạo Thăng Long tất bật vào Tết

Là người có nhiều năm gắn bó với nghề, ông Trần Hữu Toàn, thôn Tân Giao, cho biết gia đình ông mỗi ngày sản xuất từ 3 - 4 tạ gạo. Nghề này không đòi hỏi nhiều kỹ thuật nhưng phải thật sự chịu khó thì sẽ cho thu nhập ổn định. Yếu tố quyết định đến độ ngon của sản phẩm là nguyên liệu sạch và người thợ phải thật sự tỉ mỉ, cẩn thận trong từng công đoạn sản xuất.

Làng nghề miến gạo Thăng Long tất bật vào Tết

Nghề làm miến còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết. Miến sẽ khô nhanh và ngon nhất khi được phơi dưới trời nắng hanh. Còn những ngày mưa hoặc ẩm ướt thì hầu hết các hộ sản xuất phải nghỉ làm.

Làng nghề miến gạo Thăng Long tất bật vào Tết

Miến gạo Thăng Long luôn được đánh giá cao bởi sợi miến mềm, dai, có vị ngọt thơm đặc trưng của gạo, giúp món ăn thêm phần hấp dẫn.

Làng nghề miến gạo Thăng Long tất bật vào Tết

Ông Trương Hữu Hoa, Giám đốc HTX dịch vụ sản xuất miến gạo Thăng Long cho biết: Hiện nay HTX có 28 thành viên, mỗi ngày làm ra hàng tấn miến gạo để cung ứng ra khắp các thị trường. Nghề này đã giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động, tận dụng được số lượng lớn lao động nhà rỗi tại địa phương.

Làng nghề miến gạo Thăng Long tất bật vào Tết

Do đáp ứng đầy đủ tiêu chí chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, khẳng định được chất lượng và được thị trường trong và ngoài tỉnh tin dùng, miến gạo Thăng Long đã được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh vào tháng 7 -2020.

Thu Hà - Hoài Thu

Tin liên quan:
  • Làng nghề miến gạo Thăng Long tất bật vào Tết
    Sản xuất miến dong ở Cẩm Bình

    Để sản xuất kịp hàng phục vụ Tết Nguyên đán, những ngày này tại làng nghề sản xuất miến dong truyền thống xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) không khí sản xuất đã bắt đầu nhộn nhịp.

  • Làng nghề miến gạo Thăng Long tất bật vào Tết
    Làng nghề xứ Thanh rộn ràng dịp cuối năm

    Thanh Hóa nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống lâu đời như: nước mắm Ba Làng (thị xã Nghi Sơn), miến gạo Thăng Long, nón lá Trường Giang (Nông Cống), đúc đồng Chè Đông (Thiệu Hóa), hương Quán Giò (TP Thanh Hóa)... Về những làng nghề vào thời điểm này, chúng tôi cảm nhận rõ không khí lao động gấp gáp, tích cực, sự phấn khởi hiện rõ trên khuôn mặt mỗi người. Đối với người dân địa phương, đây là dịp tiêu thụ hàng hóa lớn nhất trong năm nên các cơ sở đã chuẩn bị nguyên liệu, lực lượng sản xuất để kịp thời “tăng tốc”.

  • Làng nghề miến gạo Thăng Long tất bật vào Tết
    Bánh đa làng Chòm

    Trải qua bao biến cố, thăng trầm nhưng bánh đa làng Chòm (nay còn gọi là làng Đắc Châu), xã Tân Châu, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa vẫn luôn giữ cho mình những nét đặc trưng riêng.

  • Làng nghề miến gạo Thăng Long tất bật vào Tết
    Làng nghề bánh đa nem rộn ràng vào Tết

    Dịp cuối năm, hàng trăm hộ sản xuất tại các làng nghề bánh đa nem nổi tiếng xứ Thanh như: Đắc Châu (Thiệu Hóa), Cầu Bố (TP Thanh Hóa)... lại tập trung “tăng tốc” để kịp sản xuất bánh, cung ứng cho thị trường Tết Nguyên đán 2021.

  • Làng nghề miến gạo Thăng Long tất bật vào Tết
    Phát triển nghề chế biến lương thực, thực phẩm

    Thời gian qua, nghề chế biến lương thực, thực phẩm truyền thống trên địa bàn tỉnh có bước phát triển khá phong phú với nhiều sản phẩm nổi tiếng từ lâu đời, như: nem chua (TP Thanh Hóa); miến gạo Thăng Long (Nông Cống); bánh nhãn (Lang Chánh)... Qua đó, góp một phần không nhỏ vào phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn nói chung và những làng nghề nói riêng.

  • Làng nghề miến gạo Thăng Long tất bật vào Tết
    Thủ phủ mật mía xứ Thanh rộn ràng vào mùa Tết

    Đến hẹn lại lên, cứ vào khoảng cuối tháng 10 (âm lịch), những lò mật mía ở huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) lại đêm ngày đỏ lửa để cho ra lò những mẻ mật phục vụ Tết Nguyên đán.

  • Làng nghề miến gạo Thăng Long tất bật vào Tết
    Phát triển nghề truyền thống tại huyện Nông Cống

    Trong những năm qua, huyện Nông Cống đã triển khai thực hiện có hiệu quả nhiều giải pháp, cơ chế nhằm khuyến khích, hỗ trợ phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống. Nhờ đó, hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề trên địa bàn huyện được duy trì ổn định và ngày càng phát triển, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động nông thôn, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.


Thu Hà - Hoài Thu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]