(Baothanhhoa.vn) - Qua nghiên cứu Dự thảo Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025-2030, tôi vô cùng phấn khởi, tự hào trước thành quả to lớn mà Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc trong tỉnh đạt được trong nhiệm kỳ qua. Trong đó, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi được triển khai đồng bộ, toàn diện trên các lĩnh vực và đạt nhiều kết quả tích cực, đã tiếp tục khẳng định tính nhân văn, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước ta đối với đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi.

Ưu tiên đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất, hạ tầng khu vực miền núi

Qua nghiên cứu Dự thảo Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025-2030, tôi vô cùng phấn khởi, tự hào trước thành quả to lớn mà Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc trong tỉnh đạt được trong nhiệm kỳ qua. Trong đó, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi được triển khai đồng bộ, toàn diện trên các lĩnh vực và đạt nhiều kết quả tích cực, đã tiếp tục khẳng định tính nhân văn, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước ta đối với đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi.

Ưu tiên đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất, hạ tầng khu vực miền núi

Để tiếp tục phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội khu vực miền núi trong nhiệm kỳ tới, bên cạnh các giải pháp đã nêu trong dự thảo báo cáo, tôi cho rằng, Đảng bộ tỉnh cần tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đảng ủy các xã tổ chức thực hiện toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị làm hạt nhân của mọi hoạt động. Đồng thời tranh thủ nguồn hỗ trợ của Trung ương và ưu tiên nguồn lực của tỉnh để tập trung đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng, trong đó, hạ tầng giao thông, công nghệ thông tin cần được ưu tiên hàng đầu.

Chủ động xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách đặc thù ưu tiên thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn, nhất là các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm từ cây lâm nghiệp, doanh nghiệp du lịch. Thông qua đó, vừa khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của các địa phương ở khu vực miền núi, vừa giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của người dân, vừa đóng vai trò dẫn dắt kinh tế phát triển. Tiếp tục hỗ trợ các địa phương miền núi trong quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch. Cơ cấu lại cây trồng, vật nuôi gắn với chuỗi cung ứng giá trị bền vững, trong đó cần phát triển các loại con nuôi, cây trồng đặc sản vốn là thế mạnh ở khu vực này.

Một giải pháp đặc biệt quan trọng khác là, bên cạnh sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, đảng ủy các xã khu vực miền núi cần tổ chức thực hiện đa dạng, phong phú hơn nữa nội dung, hình thức tuyên truyền, vận động người dân xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại, nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, chủ động sản xuất, phấn đấu từng bước vươn lên khá, giàu bền vững...

Lê Hồng Quang

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Na Mèo



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]