Ứng phó với mưa lớn, ngập lụt, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản gửi Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ngành, đơn vị liên quan về việc ứng phó với mưa lớn, ngập lụt, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất.
Ảnh minh họa.
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, từ đêm 9/10 đến ngày 20/10/2023, khu vực từ Thanh Hoá đến Quảng Ngãi có nguy cơ xảy ra các đợt mưa lớn trên diện rộng gây lũ, đặc biệt là các trận mưa cường suất lớn, gây ra nguy cơ cao về lũ quét, sạt lở đất ở các khu vực vùng núi. Trong đó, từ đêm 10-13/10, khu vực các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế mưa lớn với lượng mưa phổ biến từ 100-300mm (đề phòng mưa cường suất lớn 50-150mm/24h); từ ngày 14-20/10, mưa lớn tại Thanh Hoá đến Quảng Ngãi còn có thể kéo dài và diễn biến phức tạp.
Thực hiện Công văn số 35/QGPCTT của Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai, để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn, lũ và nguy cơ xảy ra lũ, lũ quét, sạt lở đất, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa đề nghị Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự các huyện, thị xã, thành phố, các sở, ngành và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện tốt một số nội dung.
Cụ thể, theo dõi chặt chẽ bản tin dự báo, cảnh báo về mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, thông tin kịp thời, đầy đủ đến các cấp chính quyền, người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó, giảm thiểu thiệt hại.
Triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu đân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt sâu, lũ quét, sạt lở đất.
Tổ chức lực lượng sẵn sàng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, cắm biển cảnh báo, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính khi xảy ra mưa lớn.
Sẵn sàng triển khai các biện pháp tiêu úng, bảo vệ sản xuất, phòng chống ngập úng khu vực đô thị, khu công nghiệp.
Kiểm tra, rà soát, triển khai phương án vận hành và đảm bảo an toàn các công trình hồ chứa, đê điều, thuỷ lợi, thuỷ điện và hạ du; đặc biệt là các hồ chứa thuỷ điện nhỏ, hồ thuỷ lợi xung yếu, các vị trí đang xảy ra sạt lở; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra.
Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn kỹ năng ứng phó mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất và ngập úng để người dân biết, chủ động phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại.
TS
- 2024-09-19 07:00:00
[REVIEW OCOP] Giải pháp chăm sóc gan an toàn từ cao cà gai leo Duy Anh
- 2024-09-19 06:54:00
Thủ tướng chỉ đạo ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão
- 2023-10-11 16:16:00
Phân luồng giao thông phục vụ thi công công trình sửa chữa cầu Cải
Đề xuất 6 nội dung cải cách tiền lương với cán bộ, công chức
Tăng cường công tác truyền thông, phát triển người tham gia BHXH, BHYT
Hải đoàn 128 nhận đỡ đầu con ngư dân tại Thanh Hóa
Ngày Quốc tế Trẻ em gái: Giảm thiểu mất cân bằng giới tính
Kết quả tích cực từ công tác hiến máu tình nguyện ở huyện Cẩm Thủy
Bảo đảm cấp điện phục vụ Lễ hội Lam Kinh năm 2023
“Đông yêu thương - cùng em tới trường” - Hành trình trao yêu thương cùng BIDV Lam Sơn
“Dự án treo” - Bao giờ thôi nhức nhối? (Bài 2): Những giải pháp quyết liệt
“Dự án treo” - Bao giờ thôi nhức nhối? (Bài 1): “Mắc cạn” bởi “dự án treo”