Từ người làm thuê với thu nhập 1 triệu đồng/tháng trở thành người làm chủ
Từ một hộ có hoàn cảnh khó khăn, với nghị lực vươn lên, chị Nguyễn Thị Hường, Giám đốc HTX tiểu thủ công nghiệp Tân Phúc, xã Tân Phúc, huyện Nông Cống đã mạnh dạn đổi mới cách thức sản xuất, tạo việc làm cho nhiều lao động, trong đó có những người khuyết tật.
Chị Nguyễn Thị Hường (bên trái) tạo việc làm cho nhiều phụ nữ
Chị Hường cho biết năm tôi 31 tuổi chị bàn với chồng và vào Miền Nam nấu cơm thuê với mong muốn thu nhập được 1 triệu đồng/1 tháng.
Vì mưu sinh chị phải gạt đi nỗi nhớ quê hương, gia đình để làm việc. Sau 8 năm, khi con cái lớn chị lại lo con cái ở độ tuổi này có nhiều thay đổi. Đây là giai đoạn rất cần sự quan tâm, chăm sóc hơn nữa của cả bố và mẹ, nếu không gần gũi với con thì sợ con không có sự định hướng, dễ sa vào tệ nạn xã hội. Nghĩ vậy, chị thu xếp đồ đạc về quê sinh sống.
Trở về quê, chị tiếp tục với công việc làm ruộng, nuôi lợn và nấu rượu. Thế nhưng các con càng lớn nhu cầu chi tiêu ngày càng nhiều. Đúng thời gian này Hội phụ nữ xã tổ chức lớp học nghề mây tre đan và chị quyết định tham gia học.
“Bắt tay vào học và làm nghề, tôi gặp rất nhiều khó khăn do tay nghề chưa cao nên sản phẩm làm ra bị trả lại. Những tháng đầu thu nhập chỉ vài trăm ngàn, nhưng tôi không nản. Nghề tuy thu nhập không cao song giúp tôi vừa có thêm thu nhập”, chị Hường nói.
Sự tâm huyết và say mê làm nghề đã giúp chị có tay nghề giỏi. Yêu nghề, nhiệt tình với nghề, sáng tạo trong sản xuất, năng động trong kinh doanh, năm 2017 chị được tín nhiệm bầu làm Giám đốc HTX Tân Phúc.
Trước thực tế lao động nữ ở địa phương nhàn rỗi nhiều nhưng vì điều kiện gia đình nên không thể đi làm ăn xa được, chị đã chủ động tìm kiếm thị trường, các mặt hàng phù hợp để chị em có việc làm.
Chị Hương kiểm tra các mặt hàng do HTX sản xuất
Chị tự thiết kế các loại mẫu hàng gửi đi chào hàng ở các công ty lớn cũng như khách nước ngoài và được đánh giá cao.
Hiện chị đã tạo việc làm thường xuyên cho nhiều lao động không chỉ trên địa bàn xã mà còn ở các xã lân cận như Quảng Xương, Tĩnh Gia, Như Thanh… Sản phẩm chủ yếu là hàng đan cói và đan bàn ghế.
Các mẫu hàng của chị được khách hàng ưa chuộng.
Chị Hường tự hào cho biết: Từ một đơn vị phụ thuộc vào các doanh nghiệp, các công ty, thiếu sự chủ động, sau khi thành lập, bản thân chị không ngừng học hỏi và đã tự thiết kế các loại mẫu , tự định giá cho các mẫu hàng và hoàn toàn chủ động trong việc ký kết các hợp đồng, cung ứng nguyên vật liệu và bao tiêu sản phẩm cho người lao động.
Chị Lê Thị Đào, thôn Thái Sơn cho biết: “Tôi đã gắn bó với HTX từ khi thành lập đến giờ. Ngoài thời gian làm nông nghiệp, tôi cũng có thêm thu nhập từ 2-3 triệu đồng/tháng từ làm nghề này”.
“Không chỉ nhiệt tình, hăng hái đối với công tác của địa phương, đối với gia đình chị Hường luôn có ý thức, trách nhiệm của một người mẹ, người bà để xây dựng gia đình ấm no, hoà thuận, bình đẳng và hạnh phúc. Chị cũng là người rất tích cực tham gia các phong trào của địa phương và được Hội LHPN tỉnh tặng Bằng khen. Đây là tấm gương sáng để chị em phụ nữ học tập và noi theo”, ông Nguyễn Văn Xuân, Chủ tịch UBND xã Tân Phúc cho biết.
Phương Anh
{name} - {time}
-
5 giờ trước
Khơi dòng phát triển từ nguồn vốn khuyến công
-
7 giờ trước
Động viên ngư dân bám biển sản xuất bình thường trong phạm vi vùng biển của Việt Nam
-
09:57 07/03/2021
Huyện Nga Sơn đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng
Nâng tầm chất lượng sản phẩm đồ đồng mỹ nghệ Trà Đông
Xã Hà Lĩnh đẩy mạnh phát triển kinh tế
Huyện Thọ Xuân triển khai thực hiện các quy hoạch phát triển
Huyện Hậu Lộc với các giải pháp phát triển doanh nghiệp
Khoảng 4.775 ha lúa đông xuân có nguy cơ ảnh hưởng do xâm nhập mặn
Để sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hiệu quả, an toàn
Lấy thương mại, dịch vụ và ngành nghề nông thôn làm nền tảng xây dựng nông thôn mới ở xã Tiến Lộc
Phát huy hiệu quả tín dụng chính sách ở huyện Thạch Thành
Kịp thời kiểm tra hiện tượng ngao chết tại phường Hải Ninh theo phản ánh của Báo Thanh Hóa
Địa phương
Thời tiết
- 26°C - 33°CCó mây, không mưa
- 26°C - 33°CCó mây, có mưa rào