Triển vọng của Boeing trong 2025 sau một năm đầy khủng hoảng
Tin tức tích cực đã xuất hiện vào tuần trước với việc nối lại hoạt động lắp ráp chiếc 737 MAX, giúp cổ phiếu của hãng ghi nhận mức tăng hàng tuần tốt nhất kể từ giữa năm 2023.
Máy bay của hãng Boeing. (Ảnh: THX/TTXVN)
Năm 2024 là một năm đầy khủng hoảng đối với Boeing, biến những kỳ vọng về sự khởi sắc thành năm sụt giảm tồi tệ nhất của nhà sản xuất máy bay trên thị trường chứng khoán kể từ năm 2008.
Cổ phiếu của Beoing đã giảm tới 35% trong năm nay, khiến nó trở thành một trong 20 cổ phiếu giảm mạnh nhất thuộc nhóm chỉ số S&P 500. Mặc dù mã cổ phiếu này đã ổn định phần nào trong tháng qua, các nhà đầu tư vẫn thận trọng viện dẫn một loạt các thất bại và mối đe dọa tiềm tàng dưới thời Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
Ông Eric Clark, nhà quản lý danh mục đầu tư của quỹ Rational Dynamic Brands, nhận xét rằng chỉ cần không xuất hiện trên các bản tin cũng đã là một thành công đối với Boeing vào thời điểm này.
Năm 2024 bắt đầu với tâm lý lạc quan hơn về triển vọng của Boeing sau giai đoạn suy yếu vì hai vụ tai nạn chết người vào năm 2018 và 2019, cùng tình trạng du lịch toàn cầu trượt dốc do đại dịch COVID-19.
Boeing dường như đã hàn gắn lại quan hệ với Trung Quốc, chứng kiến sự tăng vọt trong các đơn đặt hàng máy bay và cổ phiếu của hãng khi đó đạt mức cao nhất trong hai năm. Phố Wall nhìn chung khá lạc quan và không có khuyến nghị bán nào với mã chứng khoán này.
Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi ngay vào tháng Một khi một chiếc 737 MAX của hãng hàng không Alaska Air gặp sự cố bung cánh cửa trên không trung. Chính sự cố này đã dấn đến một chuỗi phản ứng bất lợi cho Boeing như công chúng phẫn nộ, giới chức siết chặt giám sát các hoạt động, vị trí giám đốc điều hành (CEO) buộc phải thay đổi, một loạt cáo buộc từ người tố giác và cuộc đình công của người lao động. Tất cả những sự kiện này đều góp phần gây ra tình trạng cạn tiền mặt của Boeing và tình hình dự kiến sẽ tiếp diễn đến năm 2025.
Tác động đối với tài chính của hãng rất nghiêm trọng. Mười hai tháng trước, các nhà phân tích dự báo Boeing sẽ kiếm được 4,18 USD trên mỗi cổ phiếu vào năm 2024 và chấm dứt bốn năm thua lỗ liên tiếp. Hiện tại, dữ liệu do Bloomberg tổng hợp cho thấy giới phân tích dự đoán Boeing sẽ lỗ 15,89 USD trên mỗi cổ phiếu, mức tồi tệ nhất kể từ năm 2020.
Hơn nữa, các ước tính cho năm 2025, 2026 và 2027 đã giảm khoảng 50% trở lên so với mức của năm trước. Do đó, mục tiêu giá trung bình 12 tháng của các nhà phân tích chỉ cho thấy mức tăng khiêm tốn 7% so với giá đóng cửa hôm 13/12 là 169,65 USD.
Boeing từ chối bình luận về các vấn đề này.
Nhìn về phía trước, những lo ngại đang gia tăng về chuỗi cung ứng toàn cầu của Boeing, đặc biệt là với khả năng chính quyền Tổng thống đắc cử Trump áp thêm thuế quan mới. Cùng với các “gã khổng lồ” sản xuất của Mỹ khác như Caterpillar Inc. và Deere & Co., Boeing có thể phải gánh chịu tác động bất lợi từ bất kỳ cuộc chiến thương mại mới nào.
Thêm vào đó, hoạt động sản xuất của Boeing đã giảm tốc do nhu cầu nâng cao chất lượng sau sự cố Alaska Air và tình hình trầm trọng hơn do cuộc đình công mới kết thúc vào tháng 11. Điều này ảnh hưởng đến dòng tiền và làm xói mòn vị thế cạnh tranh của Boeing - đối thủ Airbus SE từ châu Âu hiện nắm giữ gần 60% lượng đơn hàng tồn đọng máy bay thương mại toàn cầu.
Hơn nữa, việc Boeing tập trung vào thiết kế máy bay mới, một ưu tiên của CEO Kelly Ortberg, nêu bật những thách thức của hãng. Bằng chứng cụ thể về khả năng sản xuất máy bay chất lượng cao ổn định là rất quan trọng để củng cố niềm tin của nhà đầu tư vào năm 2025.
Bất chấp những thách thức này, nhu cầu máy bay vẫn mạnh mẽ, một phần do sự bùng nổ của du lịch hàng không ở các thị trường mới nổi.
Ông Seth Seifman, nhà phân tích của ngân hàng JPMorgan Chase & Co. nhận định ưu tiên hàng đầu của Boeing là đáp ứng nhu cầu này thông qua dần tăng tốc chế tạo những chiếc máy bay hoàn hảo. Đây là việc không hề dễ dàng và nhà đầu tư sẽ không thấy kết quả ngay lập tức, nhưng ông thấy tiềm năng Boeing đạt được tiến bộ vào năm 2025.
Tin tức tích cực đã xuất hiện vào tuần trước với việc nối lại hoạt động lắp ráp chiếc 737 MAX, giúp cổ phiếu của hãng ghi nhận mức tăng hàng tuần tốt nhất kể từ giữa năm 2023. Vị thế là một trong hai nhà sản xuất thống trị đảm bảo khả năng tồn tại của Boeing. Hãng vẫn duy trì được mức vốn hóa thị trường trên 125 tỷ USD và lượng đơn hàng tồn đọng hơn 500 tỷ USD. Ngoài ra, đợt bán cổ phiếu trị giá 21,1 tỷ USD vào đầu năm nay cũng giúp củng cố một số ổn định tài chính cho Beoing.
Tuy nhiên, ông Mark Malek, Giám đốc đầu tư của công ty môi giới Siebert, cảnh báo vị thế của Boeing dù đảm bảo khả năng tồn tại của công ty, nhưng không đảm bảo sức mạnh tài chính. Ông nói thêm rằng sự gián đoạn thương mại có thể làm tăng chi phí vì gần một nửa số nhà cung cấp của công ty ở bên ngoài nước Mỹ, ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận.
Nhìn chung, chặng đường phía trước của Boeing còn nhiều thách thức, đòi hỏi những cải tiến đáng kể về chất lượng và hiệu quả sản xuất để khôi phục niềm tin của nhà đầu tư cũng như sự ổn định tài chính của hãng./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2025-01-18 14:00:00
Ủy ban châu Âu viện trợ 235 triệu euro cho Syria
-
2025-01-18 10:09:00
Những dự báo về chính sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong nhiệm kỳ mới
-
2024-12-16 13:30:00
Hàn Quốc ấn định thời điểm điều trần luận tội Tổng thống
Mức độ tín nhiệm mới nhất của người Nga đối với ông Putin
Bitcoin lập “đỉnh” mới, kéo dài đà tăng từ khi ông Donald Trump tái đắc cử
Israel khánh thành nhà máy điện sóng đầu tiên
Nguy cơ IS trỗi dậy tại Syria sau sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Assad
Nga: 11 người đã phải nhập viện trong vụ tàu chở dầu gặp nạn ở Biển Đen
Amazon xác nhận quyên góp 1 triệu USD cho quỹ nhậm chức của Tổng thống Mỹ đắc cử
Tổng thống Brazil yêu cầu trừng phạt nghiêm khắc những kẻ lên kế hoạch đảo chính
Thượng viện Mỹ thông qua dự luật có lợi cho gần 3 triệu người lao động
Nga khẩn trương khắc phục hậu quả vụ hai tàu mắc cạn ở Eo biển Kerch