(Baothanhhoa.vn) - Làng cổ Quần Thanh thuộc xã Khuyến Nông (Triệu Sơn) ngày nay. Nơi đây có đền thờ Thành hoàng làng là võ tướng Trần Huệ - người đã có công khai khẩn lập nên vùng đất này.

Trên đất làng cổ Quần Thanh

Làng cổ Quần Thanh thuộc xã Khuyến Nông (Triệu Sơn) ngày nay. Nơi đây có đền thờ Thành hoàng làng là võ tướng Trần Huệ - người đã có công khai khẩn lập nên vùng đất này.

Trên đất làng cổ Quần ThanhDi tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh đền Quần Thanh.Ảnh: Khắc Công

Thế kỷ thứ III, cuộc khởi nghĩa do anh em Triệu Quốc Đạt và Triệu Thị Trinh khởi xướng lấy vùng núi Nưa làm căn cứ. Để bảo vệ căn cứ, anh em họ Triệu đã cho quân xây đắp thành lũy dọc theo sông Hoàng, trong đó có một phần đất làng Quần Thanh. Đến thời nhà Trần, để chuẩn bị cho cuộc chiến lâu dài chống giặc Nguyên Mông, vua quan nhà Trần đã rời Thăng Long rút về Thanh Hóa, cho xây dựng các thành lũy phía sau sông Hoàng, lập thành chiến tuyến để khi cần thiết có thể rút về vùng núi Nưa nhằm bảo toàn lực lượng. Trên thành lũy trồng nhiều tre gai, bởi vậy có tên gọi “Thành Gai”. Tại Quần Thanh hiện vẫn còn dấu tích thành lũy xưa.

Vào thời nhà Trần, khi quân Chiêm Thành đánh phá Thanh Hóa, vua giao cho tướng Trần Khát Chân và Trần Huệ (sau này là Thành hoàng làng Quần Thanh) trấn thủ tuyến sông Hoàng. Hiện nay, các làng Quần Nham, Quần Trúc, Quần Thanh, Hòa Triều, Mỹ Thôn vẫn còn dấu tích Thành Gai và vùng đất gọi là Đồng Thành. Trong đó, Quần Thanh là một điểm đồn trú quân.

Ông Nguyễn Xuân Đống, 91 tuổi, trưởng làng Quần Thanh cho biết: Xa xưa, vùng đất Quần Thanh vốn hoang vu, muông thú nhiều vô kể. Người dân Quần Thanh luôn tin rằng Thành hoàng làng chính là dũng tướng Trần Huệ. Ông vốn là người Lôi Dương nay là huyện Thọ Xuân, theo danh tướng Trần Khát Chân đi đánh trận mạc. Khi đến Quần Thanh, thấy nơi đây thế đất tốt, có thể gây dựng sự nghiệp, ông đã đưa người thân từ Quần Lai, Quần Đội (Thọ Xuân) xuống khai phá, lập thành thôn trang với tên gọi ban đầu là làng Xanh, sau đổi thành Quần Thanh. Chữ “Quần” ngụ ý nhắc nhớ cháu con không được quên gốc tích, nguồn cội. Thành hoàng làng Quần Thanh với tài trí hơn người không chỉ giỏi đánh trận mạc, mà còn giỏi hướng dẫn người dân cấy cày, gây dựng cơ nghiệp, dạy cách ứng xử tạo nên thuần phong mỹ tục của vùng đất ven sông Hoàng.

Khi kế hoạch mưu sát Hồ Quý Ly ở Đốn Sơn thất bại, danh tướng Trần Khát Chân bị chém đầu, tướng sĩ dưới trướng của ông cùng chung số phận, trong đó có tướng Trần Huệ. Biết ơn công khai hoang, lập ấp mở mang vùng đất này, người dân đã suy tôn ông là Thành hoàng làng và lập đền thờ.

Đền Quần Thanh được các triều đại phong kiến (từ Cảnh Hưng năm 1783 đến Khải Định 1924) 12 lần ban sắc phong. Nội dung các đạo sắc phong đều ghi nhận thần có công lao bảo quốc hộ dân, thần nhân chính trực, linh ứng hiển uy, tôn phong đại sĩ đại vương, thượng đẳng thần. Năm 2000 đền Quần Thanh được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. Cũng trong năm này, làng đã vận động người dân đóng góp ủng hộ trùng tu đền khang trang như ngày nay, trở thành nơi sinh hoạt tín ngưỡng của người dân địa phương. Mùng 10 tháng Giêng hằng năm, lễ hội làng Quần Thanh được tổ chức để tưởng nhớ Thành hoàng làng.

Khắc Công



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]