Tiếp tục lấy ý kiến cử tri về nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa
Ngày 1/6, huyện Đông Sơn đã hoàn thành việc lấy ý kiến cử tri về nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa và thành lập các phường thuộc TP Thanh Hóa. Là địa phương có dân số đông, hôm nay (2/6), TP Thanh Hóa tiếp tục ngày thứ 2 lấy ý kiến cử tri. Báo Thanh Hóa lược ghi ý kiến của một số cán bộ, đảng viên, Nhân dân xung quanh nội dung này.
Cần trưng cầu ý kiến, khảo sát để đưa ra phương án tối ưu, phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân Thạc sĩ Hoàng Văn Tú, Giám đốc Nhà xuất bản Thanh Hóa. Chủ trương sáp nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa và thành lập các phường thuộc TP Thanh Hóa là chủ trương đúng đắn, xu thế tất yếu không chỉ đáp ứng yêu cầu của Trung ương, xây dựng và phát triển thành phố mà còn phù hợp với quá trình hội nhập, vươn tới tương lai của tỉnh Thanh Hóa. Địa danh thành phố mới được thành lập sẽ có không gian đô thị rộng lớn, xứng tầm trung tâm chính trị - hành chính, kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học kỹ thuật của tỉnh Thanh Hóa. Không chỉ trở thành một đô thị thông minh, văn minh, hiện đại, có bản sắc, mà trong tương lai thành phố mới còn giữ vai trò trung tâm tài chính, thương mại, du lịch, khoa học - công nghệ, công nghiệp công nghệ cao, y tế, văn hóa, thể thao, giáo dục và đào tạo của vùng Bắc Trung Bộ và Nam Bắc Bộ. Đồng thời cùng với cả tỉnh tạo nền tảng vững chắc để hiện thực hóa mục tiêu đưa Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc. Tuy nhiên, danh xưng thành phố mới đang là vấn đề được dư luận, Nhân dân đặc biệt quan tâm. Theo quan điểm cá nhân của tôi, tên gọi của thành phố mới là TP Thanh Hóa hay TP Đông Sơn đều có giá trị lịch sử, văn hóa. Song, để đưa ra tên gọi cuối cùng cần tính đến các yếu tố như: làm thế nào để ít xáo trộn về thủ tục hành chính, tính rộng rãi của việc nhận diện danh xưng trong phát triển, hội nhập và thu hút đầu tư... Do đó, trong quá trình tổ chức thực hiện, cần tuyên truyền về chủ trương, mục đích, phương án, thực hiện qua nhiều kênh (loa truyền thanh, hội họp, các cổng điện tử, trang thông tin điện tử...) để người dân hiểu rõ. Đồng thời, tham vấn ý kiến của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, xem xét tổ chức các cuộc trưng cầu, lấy ý kiến cử tri và Nhân dân; tổ chức các cuộc điều tra xã hội học để đưa ra phương án tối ưu nhất, phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân hai địa phương, đáp ứng yêu cầu hội nhập, phát triển bền vững. |
Quan tâm nâng cao chất lượng hạ tầng kinh tế - xã hội khi Đông Thịnh lên phường Doãn Thị Thanh, Bí thư Đảng ủy xã Đông Thịnh (Đông Sơn). Với tinh thần khẩn trương, đến thời điểm này, xã Đông Thịnh đã hoàn thành việc tổ chức lấy ý kiến chủ trương nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa và thành lập phường Đông Thịnh thuộc TP Thanh Hóa. Đồng thời, UBND xã đã tổng hợp và lập báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri trên địa bàn gửi HĐND xã Đông Thịnh và UBND cấp huyện, đảm bảo đúng trình tự, thủ tục, quy định của pháp luật. Để tạo sự đồng thuận trong Nhân dân, cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân về chủ trương nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa và thành lập phường Đông Thịnh thuộc TP Thanh Hóa. Qua tuyên truyền đã sự thống nhất cao về nhận thức và hành động của các tầng lớp Nhân dân, tích cực hưởng ứng chủ trương nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa và thành lập phường Đông Thịnh thuộc TP Thanh Hóa. Trong những năm qua, “luồng gió” xây dựng nông thôn mới đã làm thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn xã Đông Thịnh. Với “lòng dân – sức dân” kết hợp nguồn hỗ trợ kích cầu của Nhà nước hạ tầng sản xuất, kỹ thuật và kinh tế - xã hội, môi trường của xã đã được đầu tư đồng bộ, bài bản và đã đem lại kết quả rất tích cực. Đây là một trong những nền tảng, hành trang rất quan trọng để Đông Thịnh lên phường. Tuy nhiên, để người dân địa phương được hưởng thụ nhiều dịch vụ tiện ích và chất lượng cuộc sống sẽ nâng lên sau khi lên phường, Đông Thịnh cần được quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng hạ tầng sản xuất, kỹ thuật và kinh tế - xã hội, môi trường, các thiết chế văn hóa, giáo dục, y tế đáp ứng yêu cầu xây dựng nếp sống văn minh đô thị. Từ đó, từng bước tạo chuyển biến về nếp sống nông thôn sang đô thị trong Nhân dân. Cùng với đó, là giải quyết nhiều công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho Nhân dân, nhằm giữ chân được nguồn nhân lực dồi dào phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của quê hương Đông Thịnh. |
Phấn khởi khi chuyển từ xã lên phường Cử tri Lê Thị Lược, thôn Nguyệt Viên 1, xã Hoằng Quang (TP Thanh Hóa). Là cử tri, tôi rất phấn khởi khi tới đây xã Hoằng Quang có tên gọi mới là phường Hoằng Quang. Đối với người dân chúng tôi, từ xã lên phường, từ thôn trở thành tổ dân phố không đơn thuần chỉ là thay đổi một tên gọi, mà quan trọng hơn là sự kỳ vọng về sự đổi thay lớn từ một vùng quê nông nghiệp trở thành một khu đô thị mới đồng bộ và hiện đại trong tương lai. Cùng với sự chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền địa phương, người dân chúng tôi sẽ đoàn kết, chung tay thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước để xây dựng Hoằng Quang ngày càng phát triển. |
Tin tưởng TP Thanh Hóa sẽ có bước phát triển mạnh mẽ và đột phá Cử tri Trần Thị Tân, phố Thành Yên, phường Quảng Thành (TP Thanh Hóa). Từ nhiều ngày nay, phố Thành Yên, phường Quảng Thành (TP Thanh Hóa) đã niêm yết công khai tài liệu phục vụ lấy ý kiến cử tri tại nhà văn hóa phố và thường xuyên tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của phố. Sau khi được tuyên truyền rộng rãi, tôi đã hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, nội dung của việc lấy ý kiến cử tri; quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của cử tri. Vì vậy, tôi và các con, cháu tôi đủ 18 tuổi trở lên khi được lấy ý kiến tại gia đình đã ghi phiếu tán thành chủ trương nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa và thành lập các phường thuộc TP Thanh Hóa. Không riêng gia đình tôi, qua 2 ngày lấy ý kiến cử tri, tôi thấy đông đảo người dân phố Thành Yên đều đồng tình với chủ trương lớn của Trung ương và của tỉnh. Ngoài lấy ý kiến tập trung, việc phát phiếu lấy ý kiến cử tri đến từng hộ gia đình là cách làm rất hiệu quả và phù hợp. Cách làm này giúp những người không đi lại được vẫn thực hiện quyền và trách nhiệm công dân của mình, bảo đảm tỷ lệ cử tri được lấy ý kiến đạt kết quả cao nhất. Việc sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã có quy mô nhỏ thành đơn vị hành chính có quy mô lớn hơn sẽ khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về đất đai, dân số, tài nguyên, vị trí địa lý để phát triển kinh tế - xã hội. Tôi tin rằng TP Thanh Hóa sau sáp nhập sẽ tiếp tục có những bước phát triển mạnh mẽ và đột phá. |
Trần Thanh - Tố Phương
(Thực hiện)
{name} - {time}
-
2024-12-15 08:52:00
Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: Tầm nhìn mới, cơ hội mới, giá trị mới
-
2024-12-15 08:00:00
Hôm nay có gì? - Sự kiện nổi bật ngày 15/12/2024
-
2024-06-02 10:59:00
Kỷ niệm 70 năm thành lập Đảng bộ xã Cầu Lộc
Hôm nay có gì? - Sự kiện nổi bật ngày 2/6/2024
Những sự kiện nổi bật trong tuần
Tin nóng sáng 2/6: Trung tướng Tô Ân Xô thôi làm Người phát ngôn Bộ Công an
PODCAST 6AM: Điểm tin nổi bật sáng ngày 2/6
Sáp nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa: Nhân dân đồng thuận
Lấy ý kiến cử tri về việc sáp nhập xã Thọ Vực vào xã Thọ Phú, xã Xuân Thịnh vào xã Xuân Lộc
Đồng thuận cao, thành công lớn
Triệu Sơn phát động đợt thi đua cao điểm lập thành tích chào mừng 60 năm ngày thành lập huyện
Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng dự hội nghị lấy ý kiến cử tri về việc nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa