Thượng viện Mỹ xác nhận nữ lãnh đạo gốc Phi đầu tiên về dân quyền
Ngày 25/5, Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu xác nhận bà Kristen Clarke là người đứng đầu mới của bộ phận dân quyền của Bộ Tư pháp trong một cuộc bỏ phiếu với tỷ lệ 51 phiếu thuận và 48 phiếu chống.
Bà Kristen Clarke. (Nguồn: Getty Images)
Thượng nghị sỹ bang Maine Susan Collins là thành viên đảng Cộng hòa duy nhất bỏ phiếu thuận.
Bà Clarke sẽ là người phụ nữ da màu gốc Phi đầu tiên lãnh đạo cơ quan có ảnh hưởng của Bộ Tư pháp và sẽ giữ vai trò trợ lý Bộ trưởng về quyền công dân.
Nhiệm vụ của bộ phận dân quyền bao gồm điều tra các cơ quan thực thi pháp luật địa phương và giải quyết các hạn chế về quyền bỏ phiếu của các bang trên toàn nước Mỹ.
Việc xác nhận được tổ chức vào dịp kỷ niệm một năm ngày người đàn ông da màu gốc Phi George Floyd bị ghì cổ đến chết bởi cựu cảnh sát thành phố Minneapolis Derek Chauvin, người đã bị kết án vào tháng Tư vừa qua.
Đảng Cộng hòa phản đối đề cử của bà Clarke, cho rằng bà là người có quan điểm chống cảnh sát và cấp tiến, trong khi đảng Dân chủ bác bỏ những lập luận này.
Việc đề cử đối với nhân vật này tại Ủy ban Tư pháp Thượng viện ở mức cân bằng tới tỷ lệ 11-11, song điều này không ngăn cản đề cử đối với bà Clarke được đưa ra toàn thể Thượng viện.
Bà Clarke trong phiên điều trần xác nhận vào tháng 4/2021 đã nói rằng không ủng hộ việc làm xấu hình ảnh của lực lượng cảnh sát.
Bà cũng nhấn mạnh sự ủng hộ việc tìm kiếm các chiến lược để đảm bảo rằng cơ quan thực thi pháp luật có thể thực hiện công việc của họ một cách an toàn và hiệu quả hơn, đồng thời phân bổ nguồn lực để điều trị sức khỏe tinh thần và các lĩnh vực thiếu nguồn lực nghiêm trọng khác.
Cho đến khi được đề cử vào vị trí cấp cao của Bộ Tư pháp, bà Clarke là chủ tịch và giám đốc điều hành của Ủy ban Luật sư về quyền công dân.
Trong vai trò trên, bà Clarke là người ủng hộ trung thành cho Đạo luật John Lewis về thúc đẩy quyền bầu cử.
Cuộc chiến giành đề cử của bà Clarke có nhiều điểm giống so với việc xác nhận của nữ luật sự Vanita Gupta cho vị trí “số 3” tại Bộ Tư pháp Mỹ .
Hai người phụ nữ này đều nhận được sự hậu thuẫn của các nhóm thực thi pháp luật, ngay cả khi các nhà lập pháp bảo thủ cho rằng những nhân vật này có quan điểm chống cảnh sát./.
(TTXVN/Vietnam+)
{name} - {time}
-
1 giờ trước
Bầu cử thủ tướng Đức: Merz nhận thất bại chưa từng có trong lịch sử hậu chiến
-
1 giờ trước
Bầu chọn Giáo hoàng, quy trình bí ẩn và lâu đời nhất tại Vatican
-
00:52 26/05/2021
Tổng thống Nga khẳng định củng cố hợp tác chiến lược với Trung Quốc
Tây Ban Nha phá đường dây ma túy nghi do cựu lính thủy Anh cầm đầu
EU phản ứng mạnh về vụ Belarus chuyển hướng máy bay của hãng Ryanair
Italy mở cuộc điều tra vụ rơi cáp treo khiến 14 du khách tử vong
Ấn Độ triển khai nhiều lực lượng chuẩn bị đối phó với cơn bão mới
Kẹt kênh đào Suez: Ai Cập giảm tiền đòi đền bù với tàu Ever Given
Malta trở thành quốc gia đầu tiên tại EU đạt “miễn dịch cộng đồng”
Lãnh đạo Mỹ và Ai Cập thảo luận về lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza
Moskva công bố số lượng vũ khí tấn công chiến lược của Nga và Mỹ
Belarus thông tin nội dung thư đe dọa đánh bom máy bay Ryanair
Địa phương
Thời tiết
- 27°C - 34°CCó mây, không mưa
- 27°C - 33°CCó mây, không mưa