(Baothanhhoa.vn) - Ngày 1/8, Đoàn công tác của Ban cán sự Đảng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) do đồng chí Lê Huy Nam, Vụ trưởng Vụ Giáo dục, Ban Tuyên giáo Trung ương làm trưởng đoàn đã khảo sát, làm việc tại tỉnh Thanh Hóa về kết quả sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW, ngày 6/6/2014 của Ban Bí thư khóa XI về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao” (Gọi tắt là Chỉ thị số 37).

Thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 37, góp phần tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Ngày 1/8, Đoàn công tác của Ban cán sự Đảng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) do đồng chí Lê Huy Nam, Vụ trưởng Vụ Giáo dục, Ban Tuyên giáo Trung ương làm trưởng đoàn đã khảo sát, làm việc tại tỉnh Thanh Hóa về kết quả sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW, ngày 6/6/2014 của Ban Bí thư khóa XI về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao” (Gọi tắt là Chỉ thị số 37).

Thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 37, góp phần tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Quang cảnh buổi làm việc.

Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Đào Xuân Yên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đại diện các sở, ban, ngành liên quan và một số cơ sở giáo dục và đào tạo, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Trước khi làm việc với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Đoàn công tác Ban cán sự Đảng Bộ LĐ-TB&XH đã có buổi khảo sát tại trường Cao đẳng Công nghiệp và Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa.

Thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 37, góp phần tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Đồng chí Nguyễn Ngọc Túy, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trình bày báo cáo 10 năm thực hiện Chỉ thị 37.

Qua 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 37, nhận thức của người dân, doanh nghiệp về giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có nhiều chuyển biến tích cực, số lượng người đăng ký tham gia học nghề ngày càng tăng; tỷ lệ người học sau tốt nghiệp các trường cao đẳng, trung cấp, các trung tâm GDNN có việc làm cao, thu nhập ổn định. Đến nay, trên địa bàn tỉnh còn 66 cơ sở GDNN, giảm 23 cơ sở. Toàn tỉnh có 9 cơ sở GDNN được Bộ LĐ-TB&XH phê duyệt đầu tư nghề trọng điểm giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 với 15 ngành nghề trọng điểm ở 03 cấp độ: Cấp độ quốc tế (1 nghề), cấp độ ASEAN (3 nghề) và cấp độ quốc gia (11 nghề). Từ năm 2014 đến nay, các cơ sở GDNN, doanh nghiệp đã tuyển sinh, đào tạo, kèm cặp, truyền nghề cho trên 800 nghìn người; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo hết năm 2023 đạt khoảng 73%. Năm 2024 dự kiến tuyển sinh trên 83 nghìn người, đưa tỷ lệ qua đào tạo đạt 74%...

Hệ thống các văn bản về GDNN từ Trung ương đến địa phương từng bước được hoàn thiện; mạng lưới cơ sở GDNN của tỉnh đã và đang được sắp xếp lại; chủ trương xã hội hóa về GDNN được phát triển đa dạng về loại hình và trình độ đào tạo; nhiều cơ sở GDNN đã thực sự coi trọng chất lượng đào tạo, từng bước phấn đấu trở thành cơ sở đào tạo chất lượng cao, gắn với nhu cầu của doanh nghiệp, góp phần quan trọng vào nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh Thanh Hóa.

Bên cạnh kết quả đạt được, nhận thức về đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao ở một số địa phương còn chưa thống nhất và đầy đủ. Việc đào tạo nhân lực cho thị trường lao động của tỉnh tuy đạt về số lượng, nhưng chất lượng còn hạn chế. Chất lượng đào tạo của một số ngành, nghề chưa đáp ứng được yêu cầu, các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp phải đào tạo lại khi sử dụng. Cơ cấu trình độ, ngành nghề đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu sử dụng; đào tạo chưa gắn với nhu cầu xã hội, sự gắn kết giữa đào tạo với thị trường lao động và sự tham gia của doanh nghiệp còn hạn chế; lực lượng lao động lành nghề, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, các chuyên gia đầu ngành còn thiếu, nhất là các ngành kinh tế mũi nhọn, như: Lọc hóa dầu, nhiệt điện, công nghệ thông tin, chế biến - chế tạo, tự động hóa...

Thời gian tới, các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt triển khai nghiêm túc, có hiệu quả các chủ trương, văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ chương trình, nội dung đào tạo nhân lực có tay nghề. Chỉ đạo các cơ sở GDNN chủ động xây dựng chương trình, giáo trình chuyên ngành phù hợp với năng lực của người học gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đa dạng hóa các hình thức đào tạo, bồi dưỡng, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý GDNN các cấp, nhất là kỹ năng thực hành nghề nghiệp, ngoại ngữ và tin học theo tiêu chuẩn quy định; đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm định chất lượng. Gắn kết công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao với thị trường lao động tạo việc làm bền vững. Nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong các cơ sở GDNN; đẩy mạnh xã hội hóa, huy động tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao.

Thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 37, góp phần tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Đại diện lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo phát biểu thảo luận.

Tỉnh Thanh Hóa kiến nghị Bộ LĐ-TB&XH tham mưu với Chính phủ sớm ban hành chính sách khuyến khích cũng như chế tài để các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc trách nhiệm của mình khi tham gia hoạt động GDNN; xem xét, bổ sung giai đoạn 2026-2030 cho tỉnh Thanh Hóa có 1 trường cao đẳng thực hiện chức năng, trung tâm vùng đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao; nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật GDNN và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan cho phù hợp với các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về GDNN và với Luật Giáo dục sửa đổi năm 2019. Đồng thời, sớm ban hành danh mục ngành, nghề phải sử dụng lao động qua đào tạo; mở rộng danh mục các ngành, nghề phải sử dụng lao động có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

Thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 37, góp phần tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Đại diện Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) phát biểu thảo luận.

Tại hội nghị, đại diện các sở, ban, ngành, địa phương, cơ sở giáo dục - đào tạo và doanh nghiệp đã tập trung thảo luận, làm rõ một số khó khăn trong công tác GDNN như: Công tác phân luồng, hướng nghiệp còn gặp khó khăn; trình độ lao động đáp ứng yêu cầu hội nhập với khu vực và quốc tế còn hạn chế; nguồn kinh phí đầu tư thiết bị hiện đại, đáp ứng yêu cầu sản xuất và nhu cầu nhân lực chất lượng cao của doanh nghiệp còn hạn hẹp; việc huy động các nguồn lực đầu tư cho GDNN chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu phát triển GDNN, đào tạo nhân lực có tay nghề cao...

Thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 37, góp phần tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Đồng chí Đào Xuân Yên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Đào Xuân Yên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy nhấn mạnh: Với lợi thế là tỉnh có dân số đông, nguồn nhân lực dồi dào, với gần 2,1 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm 56,1% tổng dân số của tỉnh và bám sát các chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước, nhất là đột phá chiến lược về phát triển nguồn nhân lực theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, tạo động lực quan trọng thúc đẩy tỉnh Thanh Hóa phát triển nhanh và bền vững.

Đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đào Xuân Yên cũng khẳng định: Trong bối cảnh có nhiều thuận lợi, nhưng cũng gặp không ít khó khăn, thách thức; công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, đáp ứng yêu cầu thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, nổi bật là: Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các cấp ủy đã kịp thời cụ thể hóa, tổ chức thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp; sự tham gia phối hợp của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đối với công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực có tay nghề cao ngày càng hiệu quả. Việc quy hoạch, phát triển nguồn nhân lực có tay nghề cao gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh và nhu cầu nguồn nhân lực của thị trường lao động được chú trọng, quan tâm thực hiện. Hệ thống, quy mô mạng lưới các cơ sở giáo dục và đào tạo từng bước được sắp xếp, củng cố và phát triển hợp lý; cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo được đầu tư, nâng cấp và từng bước hiện đại. Công tác tổ chức và cán bộ được đổi mới mạnh mẽ, toàn diện. Đội ngũ nhà giáo các cơ sở giáo dục và đào tạo được kiện toàn; năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng được nâng lên, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người học. Công tác xã hội hóa, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo có chuyển biến tích cực.... Trong thời gian tới, tỉnh Thanh Hóa sẽ tiếp tục quan tâm phát triển mạng lưới các cơ sở đào tạo, dạy nghề theo hướng xã hội hóa, huy động đa dạng nguồn vốn đầu tư để xây dựng một số cơ sở đào tạo nghề đạt chuẩn quốc tế theo tinh thần Nghị quyết số 58-NQ/TW, ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.

Đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cảm ơn sự quan tâm của Đoàn công tác đã khảo sát và nêu các ý kiến đóng góp đối với tỉnh Thanh Hóa trong công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao. Qua buổi làm việc, lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, các sở, ban, ngành sẽ tiếp thu và chỉ đạo thực hiện các nội dung ý kiến theo thẩm quyền để hoàn thiện báo cáo trong thời gian tới. ​​

Thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 37, góp phần tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Đồng chí Lê Huy Nam, Vụ trưởng Vụ Giáo dục, Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu kết luận tại buổi làm việc.

Qua kiểm tra thực tế tại Trường Cao đẳng Công nghiệp và trường Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa và nghe báo cáo, trao đổi tại hội nghị, đồng chí Lê Huy Nam, Vụ trưởng Vụ Giáo dục, Ban Tuyên giáo Trung ương - đại diện Đoàn công tác ghi nhận, đánh giá cao những nỗ lực của tỉnh Thanh Hóa trong quá trình triển khai, thực hiện Chỉ thị số 37; góp phần quan trọng vào việc tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ cho sự phát triển của địa phương và khu vực.

Để công tác GDNN của tỉnh có bước phát triển mới, đồng chí Lê Huy Nam, Vụ trưởng Vụ Giáo dục, Ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị: Tỉnh Thanh Hóa cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 37, đặc biệt là tại các cơ sở GDNN. Các địa phương cần quan tâm, đào tạo đội ngũ làm công tác tư vấn, hướng nghiệp trong tuyển sinh, đào tạo. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động truyền thông nhằm thay đổi nhận thức của phụ huynh, học sinh và cộng đồng về giáo dục nghề nghiệp. Cần ưu tiên công tác GDNN, dự báo nhu cầu thị trường về đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao. Nghiên cứu có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp kinh phí đào tạo khi tham gia đào tạo nghề, nhằm huy động nguồn xã hội hóa cho GDNN. Quan tâm, xây dựng các chương trình giáo dục các kỹ năng mềm, tác phong công nghiệp cho lao động khi tham gia học nghề.

Đối với những kiến nghị, đề xuất của tỉnh Thanh Hóa với Chính phủ, Bộ LĐ-TB&XH để hoàn thiện chính sách, tạo đột phá trong GDNN, Đoàn công tác sẽ ghi nhận đầy đủ để tổng hợp, báo cáo.

Trần Hằng


Trần Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]