Thủ tướng Thái Lan: Tranh chấp biên giới sẽ được thảo luận tại cuộc họp của JBC
Tối 8/6, Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã biểu dương nỗ lực của các cơ quan Thái Lan sau khi Campuchia đồng ý rút quân khỏi khu vực biên giới đang tranh chấp.
Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra phát biểu tại Thủ đô Bangkok. (Ảnh: THX/TTXVN)
Trong một bài đăng trên trang cá nhân cùng ngày, bà Paetongtarn cho biết Thái Lan và Campuchia đã đồng ý “điều chỉnh quân đội” của hai nước “tại thời điểm xung đột” để giảm căng thẳng.
Hai bên sẽ sử dụng cơ chế Ủy ban chung về phân định ranh giới đất liền (JBC - một cơ chế kỹ thuật được tạo ra theo Bản ghi nhớ năm 2000 để giám sát các cuộc khảo sát và phân định biên giới giữa Thái Lan và Campuchia) để giải quyết các tranh chấp đất đai đang diễn ra và hướng tới hòa bình lâu dài.
Thủ tướng Thái Lan cho biết thêm, cả hai bên sẽ tăng cường hợp tác thông qua JBC, dự kiến sẽ họp vào ngày 14/6, khẳng định các nỗ lực bảo tồn sẽ được thực hiện ở mọi cấp độ để “đưa mối quan hệ giữa hai nước trở lại bình thường sớm nhất có thể.”
Bà Paetongtarn cũng khen ngợi Quân đội Hoàng gia Thái Lan, Bộ Ngoại giao và các cơ quan chính phủ khác vì vai trò của họ trong việc hạ nhiệt tình hình, đồng thời kêu gọi người dân tin tưởng vào khả năng giải quyết vấn đề của chính phủ nhằm đảm bảo không có xung đột nghiêm trọng nào xảy ra.
Trong khi đó, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Phumtham Wechayachai cũng đánh giá cao việc quân đội của cả hai nước đã nỗ lực khôi phục hòa bình.
Ông bày tỏ hy vọng rằng cuộc họp sắp tới của JBC sẽ dẫn đến một giải pháp hòa bình cho cả hai bên./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2025-07-18 14:39:00
Chiếc ghế Chủ tịch Fed: Bài toán cân bằng giữa tính độc lập và áp lực chính trị
-
2025-07-08 14:12:00
Thế giới oằn mình với thời tiết nắng nóng kỷ lục trong tháng 6
-
2025-07-07 14:26:00
Lãnh đạo các nước BRICS kêu gọi cải cách các thể chế toàn cầu
Eilat: Cửa ngõ sống còn trong 12 ngày xung đột Israel-Iran
80 năm Hiến chương LHQ: Nền tảng không thể thiếu cho một thế giới hòa bình
Eo biển Hormuz: “Gót chân Asin” của an ninh năng lượng châu Á
Liên minh châu Âu đạt thỏa thuận gia hạn yêu cầu mức dự trữ khí đốt
Thái Lan tuyên bố không thỏa hiệp về chủ quyền
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh hạn chế cấp visa cho sinh viên quốc tế tới Harvard
Thuế thép lên 50% khiến Liên minh châu Âu dọa hành động
“Quả bom nổ chậm” nợ công đe dọa nhiều quốc gia trên trên thế giới
Havard sẽ “về đâu” giữa cơn lốc “MAGA” của Tổng thống Donald Trump?