(Baothanhhoa.vn) - Việc Bộ Chính trị nhất trí ban hành Nghị quyết về “Xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” là một sự kiện quan trọng, một dấu mốc lịch sử đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hoá. Phóng viên Báo Thanh Hóa đã ghi nhận được niềm vui mừng, phấn khởi, những ý kiến chia sẻ của cán bộ, đảng viên, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đón nhận về sự kiện này.

“Xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”: Thời cơ để Thanh Hóa tăng tốc, bứt phá

Việc Bộ Chính trị nhất trí ban hành Nghị quyết về “Xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” là một sự kiện quan trọng, một dấu mốc lịch sử đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hoá. Phóng viên Báo Thanh Hóa đã ghi nhận được niềm vui mừng, phấn khởi, những ý kiến chia sẻ của cán bộ, đảng viên, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đón nhận về sự kiện này.

“Xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”: Thời cơ để Thanh Hóa tăng tốc, bứt phá

Thanh Hóa hôm nay

Ông Đỗ Đình Hiệu, Giám đốc Chi nhánh Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Thanh Hóa:

Nỗ lực đổi mới, đồng hành cùng doanh nghiệp

“Xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”: Thời cơ để Thanh Hóa tăng tốc, bứt phá

Tới đây, Bộ Chính trị sẽ ban hành Nghị quyết với nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững của tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn mới. Đây là niềm mong đợi rất lớn của các cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Hiện nay, trong cộng đồng doanh nghiệp (DN) ở Thanh Hóa có những DN đã nắm bắt được tinh thần của đề án, nhưng cũng có những DN chưa quan tâm, chưa biết đến nội dung của đề án. Vì vậy, Chi nhánh Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Thanh Hóa (VCCI Thanh Hóa) sẽ làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để các DN hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, tác động của đề án đối với tỉnh Thanh Hóa nói chung, cộng đồng DN Thanh Hóa nói riêng. Khi Nghị quyết của Bộ Chính trị được ban hành sẽ có những cơ chế, chính sách đặc thù và có nhiều cơ hội được mở ra để cộng đồng DN Thanh Hóa kỳ vọng, từ đó đội ngũ doanh nhân ở các địa phương sẽ vận dụng để chuyển các tiềm năng, lợi thế thành giá trị.

Trong nhiều năm qua, DN Thanh Hóa có sự tăng trưởng lớn về số lượng, đặc biệt DN tư nhân có sự tăng trưởng vượt bậc. Để các DN đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, VCCI Thanh Hóa sẽ tiếp tục nắm bắt để kiến nghị với các cấp chính quyền tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại do thể chế, chính sách, quy định của Nhà nước và sự nhũng nhiễu, làm khó của 1 bộ phận cán bộ, công chức đối với DN. Hỗ trợ DN nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập và phát triển thông qua các khóa đào tạo, giúp DN, doanh nhân nắm bắt kịp thời các sự kiện kinh tế - chính trị - xã hội, các chủ trương, chính sách có tác động tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN; trang bị kiến thức về pháp luật, về văn hóa kinh doanh, định hướng kinh doanh… để DN tìm hướng đầu tư hiệu quả.

Cùng với đó, VCCI Thanh Hóa sẽ thường xuyên có ý kiến đóng góp và đề xuất các giải pháp hoàn thiện thể chế, chính sách liên quan đến hoạt động của DN. Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng để cộng đồng DN hoạt động theo đúng quy định của pháp luật; tập hợp thông tin để phản ánh ý kiến, kiến nghị của cộng đồng DN đến cơ quan có thẩm quyền, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho DN, giúp DN có niềm tin đối với các cấp chính quyền. VCCI Thanh Hóa cũng sẽ chủ động phối hợp với chính quyền địa phương trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).

Hiện nay, VCCI Thanh Hóa đang được tỉnh giao chủ trì đề án “Đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và UBND cấp huyện” (DDCI). Đề án có 8 chỉ số gồm tính minh bạch, tính năng động, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, cạnh tranh bình đẳng, hỗ trợ DN, thiết chế pháp lý, vai trò của người đứng đầu. Thực hiện đề án này, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương sẽ phải nâng cao ý thức trách nhiệm về quản lý DN hoạt động trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi để DN hoạt động ngày càng hiệu quả.

Ông Nguyễn Xuân Hưng, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Thanh Hoá, Chủ tịch HĐQT Công CP xây dựng và thương mại Xuân Hưng:

Đề cao vai trò và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp tư nhân trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

“Xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”: Thời cơ để Thanh Hóa tăng tốc, bứt phá

Nhận thức rõ về vai trò của kinh tế tư nhân trong những năm gần đây trong việc đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội là rất quan trọng Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp năm 2020, hơn 1,5 triệu doanh nghiệp đến năm 2030. Để đạt mục tiêu này, trong những năm qua Đảng và Chính phủ đã nỗ lực trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, qua đó nhằm phát huy vai trò quan trọng của khu vực doanh nghiệp tư nhân trong sự phát triển kinh tế Việt Nam, giải quyết việc làm cho người lao động, tăng trưởng kinh tế, đóng góp ngân sách…Cùng với chủ trương, chính sách của Nhà nước, tỉnh Thanh Hoá là một trong những tỉnh thành những năm qua đã cố gắng nỗ lực tạo chuyển biến tích cực trong việc cải thiện môi trường kinh doanh của tỉnh. Theo đó, việc Bộ Chính trị đã quyết định thông qua Đề án và đồng ý ban hành Nghị quyết về “Xây dựng và phát triển Thanh Hóa tới 2030, tầm nhìn 2045” sẽ là một động lực, một không gian mới để Thanh Hóa tăng tốc phát triển trong tương lai; tạo đột phá và cơ hội cho các doanh nghiệp tư nhân phát triển.

Nghị quyết xây dựng và phát triển Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được ban hành sẽ có nhiều nội dung quan trọng, nhất là sẽ có những cơ chế, chính sách đặc thù và có nhiều cơ hội được mở ra để cộng đồng doanh nghiệp tỉnh kỳ vọng, từ đó đội ngũ doanh nhân ở các địa phương sẽ vận dụng để chuyển các tiềm năng, lợi thế thành giá trị. Đặc biệt, nghị quyết đã điểm trúng những “nút thắt” ngăn cản sự phát triển của tỉnh, cũng như sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân những năm qua, như: Chưa quan tâm đúng mức đến việc xây dựng các cơ chế, chính sách có tính đột phá, khả thi cao để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, huy động các nguồn lực cho thực hiện các mục tiêu phát triển. Thiếu những quyết sách mang tính đột phá, táo bạo, dẫn đến tình trạng trong những năm trước đây có thời điểm Thanh Hoá như đứng yên hoặc chuyển động chậm hơn so với tốc độ bứt phá của một số địa phương có cùng tiềm năng.

Vì vậy, để nâng cao vai trò và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp tư nhân của tỉnh cần thiết phải: Tiếp tục tạo lập, hoàn thiện môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển kinh tế tư nhân của tỉnh. Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Tạo nguồn nhân lực chất lượng cao theo nhu cầu của sự phát triển, có cơ chế đặc thù cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá trong các khâu, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân của tỉnh tham gia cung cấp dịch vụ công, tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế, quốc tế, nâng cao năng lực sâu vào chuỗi giá trị tiến tới khu vực và toàn cầu. Hỗ trợ kinh tế tư nhân của tỉnh đổi mới sáng tạo, hiện đại hoá công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và nâng cao năng suất lao động. Áp dụng chính sách thuế, hỗ trợ tài chính, tiếp cận nguồn vốn ưu đãi cho các dự án đổi mới, hiện đại hoá.

TS Lê Hoằng Bá Huyền, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức:

Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

“Xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”: Thời cơ để Thanh Hóa tăng tốc, bứt phá

Trường Đại học Hồng Đức là trường đại học địa phương theo mô hình đại học đa cấp, đa ngành đầu tiên trong cả nước. Hơn 20 năm qua, với sự nỗ lực, phấn đấu liên tục, nhà trường đã không ngừng phát triển cả về quy mô và chất lượng đào tạo. Nhà trường đã được chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục đại học năm 2017.

Đề án “Xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn 2045” sẽ mở ra cho Thanh Hóa nhiều cơ hội để phát triển bứt phá đi lên. Để đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh trong thời gian tới, Trường đại học Hồng Đức sẽ đa dạng hóa, đổi mới chương trình đào tạo theo hướng phát huy năng lực người học và đáp ứng nhu cầu nhân lực của địa phương. Thiết kế, xây dựng nội dung các chương trình theo hướng đa dạng, nhiều trình độ, linh hoạt. Tập trung mở ngành và xây dựng chương trình đào tạo của những nhóm ngành mà địa phương có nhu cầu, trong đó sẽ tập trung đào tạo hướng đến nhân lực thực hành là chính.

Việc mở ngành sẽ bám sát vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như công nghiệp chế biến, chế tạo, du lịch, nông nghiệp công nghệ cao… Gắn kết quá trình đào tạo của nhà trường với các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng; triển khai để doanh nghiệp, nhà tuyển dụng tham gia góp ý kiến, đặt yêu cầu về chuẩn đầu ra mà sinh viên của trường cần đạt được. Mời các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng tham gia vào quá trình xây dựng chương trình đào, quá trình đào tạo (giảng dạy, trao đổi, semina..), tổ chức thực hành, thực tập, rèn nghề..., nhất là đặt hàng tuyển dụng người học. Tập trung xây dựng một số ngành đào tạo đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trình độ cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Duy trì và thực hiện có hiệu quả đề án “Đào tạo và sử dụng giáo viên phổ thông chất lượng cao tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2018 - 2030” và tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp từ đề án. Đồng thời xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt đề án “Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghệ thông tin phục vụ phát triển và thúc đấy ứng dụng công nghệ thông tin tại tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2020-2030, tầm nhìn đến 2045”; đầu tư nâng cao chất lượng một số ngành trọng điểm như quản trị kinh doanh, kế toán, trồng trọt, kỹ thuật xây dựng…

Cùng với đó, nhà trường sẽ xây dựng một số hướng trọng điểm về nghiên cứu khoa học và công nghệ nhằm gắn khoa học với đào tạo, giải quyết các vấn đề thiết thực, cấp bách của trường và địa phương. Xây dựng mô hình kết hợp nghiên cứu khoa học với thực tế sản xuất kinh doanh theo 3 hướng chính đó là: Nghiên cứu các đề tài, dự án gắn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương; nghiên cứu các nội dung nâng cao hiệu quả quản trị của doanh nghiệp như quản trị tài chính, quản trị nguồn nhân lực, xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường… gắn với các doanh nghiệp trên địa bàn; nghiên cứu những vấn đề đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học, sử dụng các phương tiện hiện đại trong giảng dạy.

Bà Lê Thị Hường, Chủ tịch Hội LHPN thị xã Nghi Sơn:

Tạo thêm động lực, cơ hội thúc đẩy sự phát triển chung của tỉnh, của thị xã

“Xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”: Thời cơ để Thanh Hóa tăng tốc, bứt phá

Đây là cơ hội cho sự phát triển của tỉnh nói chung, thị xã Nghi Sơn nói riêng và có tác động lớn đến việc nâng cao đời sống cho nhân dân, trong đó có đông lực lượng cán bộ, hội viên, phụ nữ. Thị xã Nghi Sơn có tiềm năng phát triển kinh tế gắn với du lịch biển, nhiều năm gần đây, kinh tế có nhiều khởi sắc, đặc biệt là sự phát triển của Khu Kinh tế Nghi Sơn, nhưng phát triển du lịch chưa thực sự được chú trọng, chưa khai thác tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Việc Bộ Chính trị họp bàn nhất trí ra Nghị quyết về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 sẽ là bước đệm, tạo đà cho huyện khai thác tiềm năng sẵn có, là điều kiện thuận lợi để cán bộ, hội viên, phụ nữ thị xã Nghi Sơn có thêm cơ hội, động lực phát triển các ngành nghề, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Để nâng cao nhận thức cho hội viên phụ nữ, hỗ trợ giúp đỡ chị em nắm bắt cơ hội để phát triển, cải thiện chất lượng cuộc sống, nhiều năm nay, Hội LHPN thị xã đã quan tâm chú trọng và đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế bền vững gắn với đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường; chỉ đạo các cơ sở hội thực hiện hỗ trợ hội viên bằng nhiều hình thức, chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật, hỗ trợ ngày công, con giống, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Thị xã Nghi Sơn có 14 xã, phường ven biển, trong đó có phường Hải Hòa và xã đảo Nghi Sơn đang khai thác du lịch biển. Nhằm khai thác, phát huy thế mạnh của đại phương, hỗ trợ các hội viên phụ nữ, Hội LHPN thị xã đã chủ động, phối hợp tham gia các hoạt động du lịch biển như: tập huấn kỹ năng ứng xử văn minh du lịch, ra mắt Câu lạc bộ “Phụ nữ ứng xử văn minh du lịch” (phường Hải Hòa), tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường; phát động dọn vệ sinh môi trường khu vực bãi biển, trồng hoa; lồng ghép thực hiện các đề án, kế hoạch như Đề án 712/QĐ-TTg về “Thí điểm hoàn thiện và nhân rộng mô hình bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại các xã khó khăn, biên giới, hải đảo theo hướng xã hội hóa, giai đoạn 2017-2020” …

Việc Bộ Chính trị ban hành nghị quyết riêng cho Thanh Hóa được chúng tôi kỳ vọng sẽ tạo cơ hội cho các địa phương trong tỉnh như thị xã Nghi Sơn có bước đột phá trong phát triển kinh tế gắn với du lịch biển. Thị xã đang trên đà phát triển đã và đang thu hút nhiều nhà đầu tư lớn trong và người nước cũng như nhiều du khách đến tham quan. Ban Thường vụ Hội LHPN thị xã đang tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các đề án, dự án, chương trình, các hoạt động công tác hội nhằm phát huy vai trò, trí tuệ của phụ nữ hơn nữ, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống. Chúng tôi mong rằng sự ra đời của Nghị quyết sẽ tạo thêm động lực, cơ hội đặc biệt là có thêm cơ chế, chính sách kích cầu, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển chung của tỉnh, của thị xã cũng như sự phát triển của phong trào, hoạt động hội.

Thu Vui, Lê Phượng, Minh Khôi, Lê Hà (thực hiện)


Thu Vui, Lê Phượng, Minh Khôi, Lê Hà (Thực Hiện)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]