(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, tỉnh ta đã huy động mọi nguồn lực, đồng thời lồng ghép các chính sách đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước nhằm giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở các vùng khó khăn có thêm điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ưu tiên nhiều nguồn lực cho bản làng vùng cao

Ưu tiên nhiều nguồn lực cho bản làng vùng cao

Một góc thị trấn Thường Xuân (Thường Xuân).

Thời gian qua, tỉnh ta đã huy động mọi nguồn lực, đồng thời lồng ghép các chính sách đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước nhằm giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở các vùng khó khăn có thêm điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống.

Với sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đã triển khai hiệu quả các chính sách dân tộc đối với đồng bào DTTS bằng hàng loạt chương trình, dự án như: Chương trình 30a, Chương trình 134, 135, Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, chuyển đổi ngành nghề, cho vay vốn phát triển sản xuất... từ đó đã góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng vùng nông thôn miền núi, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, tạo ra động lực quan trọng đẩy nhanh công tác xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn các huyện miền núi trong tỉnh. Giai đoạn 2009-2019, các ban, ngành đã ưu tiên đầu tư hàng loạt chương trình, dự án cho miền núi. Điển hình như Sở Kế hoạch và Đầu tư triển khai Dự án đường tuần tra biên giới cơ động kết hợp kinh tế - xã hội từ km 42 Quốc lộ 217 đến mốc biên giới H5 (Quan Sơn); Dự án đường Nà Ón đi Tà Cóm xã Trung Lý (Mường Lát) với tổng chiều dài 25,420 km; đường Tén Tằn - Mường Chanh - Mốc G7 (Mường Lát) và nhiều dự án khác, tổng mức đầu tư lên đến hàng trăm tỷ đồng... Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các dự án đầu tư nuôi trồng, đánh bắt hải sản; tổ chức tập huấn, hướng dẫn kiến thức khoa học - kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, quản lý bảo vệ rừng; hỗ trợ phát triển sản xuất tạo chuyển biến trong việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nông thôn trên khu vực biên giới đất liền và khu vực biên giới biển, đặc biệt là các mô hình cây lúa nước cho năng suất cao ở xã Yên Khương (Lang Chánh), xã Trung Lý (Mường Lát); khai thác, sơ chế vầu (Quan Sơn); nuôi cá tầm ở xã Bát Mọt (Thường Xuân). Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Chi nhánh Viettel Thanh Hóa và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh triển khai chương trình “Chung tay vì cộng đồng - hỗ trợ bò giống giúp người nghèo nơi biên giới”, với 6.550 bò giống cho hộ nghèo; Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp với Bộ đội Biên phòng tỉnh triển khai chương trình “Mái ấm chiến sĩ nơi biên giới” trị giá trên 2,04 tỷ đồng; phong trào xây dựng nhà “Đại đoàn kết” cho các hộ nghèo nơi biên giới, hải đảo với 6.080 căn hộ tổng trị giá trên 138,853 tỷ đồng... Bộ đội Biên phòng tỉnh đã làm chủ đầu tư nhiều công trình, dự án có giá trị phục vụ trực tiếp cho phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng - an ninh và đời sống sinh hoạt của nhân dân khu vực biên giới, góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào và cán bộ, chiến sĩ, xây dựng địa bàn biên giới vững mạnh.

Từ những việc làm cụ thể, thiết thực trên nhiều lĩnh vực, làm cho bộ mặt nông thôn miền núi tỉnh ta chuyển biến toàn diện, kinh tế phát triển, các hủ tục lạc hậu từng bước được đẩy lùi; khoa học - kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất, phát huy thế mạnh của từng vùng, miền, từng địa phương, góp phần nhân lên niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng đối với đồng bào các dân tộc vùng cao; qua đó đã góp phần quan trọng trong bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới của Tổ quốc.

Gia Bảo


Gia Bảo

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]