(Baothanhhoa.vn) - Ngày 23-12, dưới sự chủ trì của đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, UBND tỉnh đã tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 12-2021, thảo luận, thông qua một số nội dung quan trọng.

UBND tỉnh họp thường kỳ tháng 12-2021: Thảo luận về chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022

Ngày 23-12, dưới sự chủ trì của đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, UBND tỉnh đã tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 12-2021, thảo luận, thông qua một số nội dung quan trọng.

UBND tỉnh họp thường kỳ tháng 12-2021: Thảo luận về chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022

Đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại phiên họp.

Dự phiên họp có các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Ủy viên UBND tỉnh; đại diện Đoàn ĐBQH tỉnh, lãnh đạo các ban, sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh.

Một trong những nội dung quan trọng được thảo luận và cho ý kiến đó là Dự thảo Chương trình công tác của UBND tỉnh năm 2022 và Dự thảo Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2022.

UBND tỉnh họp thường kỳ tháng 12-2021: Thảo luận về chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022

UBND tỉnh họp thường kỳ tháng 12-2021: Thảo luận về chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022

Các đại biểu dự phiên họp.

Theo Dự thảo Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2022, thì đây là năm tập trung hành động để đưa các chương trình, đề án, dự án, cơ chế, chính sách đi vào cuộc sống. Do vậy, Văn phòng UBND tỉnh đề xuất chủ đề của năm là “Năm hành động, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội” với phương châm hành động là “Đoàn kết - kỷ cương - chủ động - đổi mới - hiệu quả”.

Dự thảo kế hoạch cũng xác định trọng tâm chỉ đạo, điều hành năm 2022 là: Tiếp tục chỉ đạo quán triệt, triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo chỉ đạo của Trung ương, của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh và hướng dẫn của ngành y tế, đặc biệt là Nghị quyết số 128/NQ-CP, ngày 11-10-2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”; Quyết định số 4800/QĐ-BYT, ngày 12-10-2021 của Bộ Y tế và Quyết định số 4399/QĐ-UBND, ngày 5-11-2021 của UBND tỉnh.

UBND tỉnh họp thường kỳ tháng 12-2021: Thảo luận về chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Minh Nghĩa phát biểu tại phiên họp.

Tiếp tục xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy hoạch, kế hoạch, đề án, cơ chế, chính sách cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; trọng tâm là kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa.

UBND tỉnh họp thường kỳ tháng 12-2021: Thảo luận về chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Văn Cường phát biểu tại phiên họp.

Tiếp tục chỉ đạo nâng cao chất lượng giải quyết các khó khăn, vướng mắc, bất cập cho các sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố; chỉ đạo nắm chắc tình hình sản xuất, kinh doanh, kịp thời hỗ trợ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp phục hồi, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh; chủ động, tích cực kêu gọi, thu hút đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư…

UBND tỉnh họp thường kỳ tháng 12-2021: Thảo luận về chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm phát biểu tại phiên họp.

Dự thảo kế hoạch cũng xác định các nhóm nhiệm vụ, giải pháp và 16 chỉ tiêu cụ thể giao cho các ngành, địa phương, đơn vị triển khai thực hiện. Trong đó có 10 chỉ tiêu trong Nghị quyết của HĐND tỉnh gồm: Diện tích đất nông nghiệp được tích tụ, tập trung để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao; xây dựng nông thôn mới và sản phẩm OCOP; thành lập mới 3.000 doanh nghiệp…

UBND tỉnh họp thường kỳ tháng 12-2021: Thảo luận về chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang phát biểu tại phiên họp.

Đối với Chương trình công tác năm 2022 của UBND tỉnh, dự kiến có 148 nội dung, gồm: 98 nội dung trình UBND tỉnh và 50 nội dung trình Chủ tịch UBND tỉnh. Trong đó có 118 nội dung do các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị khác đề xuất và 30 nội dung do Văn phòng UBND tỉnh đề xuất.

UBND tỉnh họp thường kỳ tháng 12-2021: Thảo luận về chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi phát biểu tại phiên họp.

Qua nghiên cứu dự thảo cũng như trên cơ sở ý kiến góp ý của các đại biểu tại phiên họp, kết luân nội dung này, Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành, các địa phương đã hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2021 với khối lượng công việc lớn trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hướng đến các mặt đời sống xã hội; đồng thời mong muốn các đồng chí Ủy viên UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành tiếp tục đoàn kết, thống nhất trong chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2022.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Năm 2022 cần tập trung triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy thông qua, đã được UBND tỉnh ban hành; hạn chế và cắt giảm tối đa việc ban hành những chương trình, đề án, dự án không thực sự cấp bách, cần thiết. Do có các ngành, đơn vị phải rà soát kỹ đề xuất các nội dung để xây dựng chương trình công tác hiệu quả, thiết thực, phù hợp điều kiện thực tiễn của tỉnh.

Đối với Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2022, Chủ tịch UBND tỉnh cơ bản thống nhất nội dung dự thảo kế hoạch. Thống nhất chủ đề năm 2022 là “Năm hành động, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, phục hồi và đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội”; phương châm hành động là “Đoàn kết - kỷ cương - trách nhiệm - sáng tạo - hiệu quả”.

UBND tỉnh họp thường kỳ tháng 12-2021: Thảo luận về chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022

Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn phát biểu tại phiên họp.

Từ chủ đề và phương châm hành động, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các ngành, các địa phương cần tập trung tăng tốc, triển khai thực hiện hiệu quả tất cả các mặt công tác. Tiếp tục hoàn thiện các quy hoạch; nhanh chóng đấu mối, phối hợp với các bộ, ngành chức năng cụ thể hóa nội dung Nghị quyết số 37/2021/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa. Đồng thời, triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp thực thi hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết, các cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh đã được thông qua.

Thường xuyên nắm bắt, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh. Việc giải quyết khó khăn, vướng mắc phải sát với yêu cầu, nhiệm vụ được giao, đúng với quy định của pháp luật.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các ngành, các địa phương vừa tập trung triển khai tốt nhiệm vụ đã được xác định, vừa nghiên cứu, chuẩn bị cho những dự án lớn trong giai đoạn tới. Đánh giá chính xác các nguồn thu từ đó triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ thu ngân sách. Làm tốt và gắn công tác phân cấp, phân quyền với kiểm tra, giám sát; siết chặt, công khai, minh bạch việc lựa chọn các nhà đầu tư các khu, cụm công nghiệp để lựa chọn được những nhà đầu tư thực sự có năng lực và mong muốn đầu tư tại thanh Hóa.

UBND tỉnh họp thường kỳ tháng 12-2021: Thảo luận về chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022

Giám đốc Sở Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình bày Dự thảo Đề án “Phát huy giá trị truyền thống của con người Thanh Hoá đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế”.

Phiên họp cũng thảo luận, cho ý kiến vào Dự thảo Đề án “Phát huy giá trị truyền thống của con người Thanh Hoá đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế”.

Mục tiêu của đề án nhằm phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của vùng đất, con người Thanh Hóa, khắc phục cơ bản những hạn chế, tồn tại để xây dựng các chuẩn mực giá trị mới đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Nâng cao nhận thức, lòng tự hào, tự trọng, ý thức gìn giữ, bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của quê hương Thanh Hoá; từ đó vận dụng vào trong lao động sản xuất, trong học tập, công tác, trong chiến đấu và đời sống xã hội; tạo thành sức mạnh nội sinh quan trọng, làm động lực mạnh mẽ để thực hiện khát vọng xây dựng và phát triển quê hương Thanh Hóa văn minh, hiện đại và kiểu mẫu.

UBND tỉnh họp thường kỳ tháng 12-2021: Thảo luận về chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022

Kết luận nội dung này, Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn nhấn mạnh: Đây là lĩnh vực có tính nhân văn cao nên cần phải nghiên cứu kỹ, thấu đáo các vấn đề khi xây dựng đề án.

Bên cạnh các ý kiến góp ý của đại biểu tại phiên họp, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đã gợi mở một số vấn đề liên quan đến việc xác định những mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể; giải pháp triển khai thực hiện, việc xác định giá trị truyền thống tốt đẹp của con người Thanh Hóa… đồng thời đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch - đơn vị chủ trì soạn thảo đề án tiếp thu, nghiên cứu bổ sung hoàn thiện cả về bố cục và nội dung đề án trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, cho ý kiến.

Tiếp đó, các đại biểu đã thảo luận, cho ý kiến vào Dự thảo Đề án “Phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo tỉnh Thanh Hoá đến năm 2030”; Đề án xây dựng “Cơ chế, chính sách thu hút và mở rộng sản xuất các ngành công nghiệp có thế mạnh của tỉnh Thanh Hoá, trọng tâm là phát triển công nghiệp năng lượng và chế biến, chế tạo giai đoạn 2022-2030”.

UBND tỉnh họp thường kỳ tháng 12-2021: Thảo luận về chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022

Giám đốc Sở Công thương Phạm Bá Oai báo cáo tóm tắt Dự thảo Đề án “Phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo tỉnh Thanh Hoá đến năm 2030”.

Đề án “Phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo tỉnh Thanh Hoá đến năm 2030” đề ra mục tiêu phát triển ngành công nghiệp với tốc độ nhanh, bền vững, làm nền tảng chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Kết hợp giữa phát triển công nghiệp với đầu tư kết cấu hạ tầng; xây dựng đồng bộ và nâng cao hiệu quả hoạt động các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; triển khai nhanh các dự án trong Khu kinh tế Nghi Sơn, tạo hạt nhân tăng trưởng cho toàn nền kinh tế phát triển. Phát triển công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp Thanh Hóa hướng đến các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ và chuyên môn hóa cao, phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ gắn kết với phát triển các ngành công nghiệp trong vùng, trong khu vực và cả nước.

Đề án xây dựng “Cơ chế, chính sách thu hút và mở rộng sản xuất các ngành công nghiệp có thế mạnh của tỉnh Thanh Hoá, trọng tâm là phát triển công nghiệp năng lượng và chế biến, chế tạo giai đoạn 2022-2030”, nhằm khuyến khích thu hút các dự án và mở rộng quy mô sản xuất các ngành công nghiệp có thế mạnh của tỉnh Thanh Hóa, trọng tâm là phát triển công nghiệp năng lượng và chế biến, chế tạo, gồm: Điện sinh khối nối lưới; lọc hóa dầu và các sản phẩm sau lọc hóa dầu; sản xuất linh kiện điện tử, máy tính; sản xuất và lắp ráp ô tô, phụ tùng ô tô và thiết bị vật tư y tế.

UBND tỉnh họp thường kỳ tháng 12-2021: Thảo luận về chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022

Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Văn Tứ phát biểu tại phiên họp.

Theo đó, đề án đưa ra 5 cơ chế, chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư gồm: Miễn tiền sử dụng đất; hỗ trợ tín dụng; hỗ trợ chi phí san lấp mặt bằng diện tích xây dựng dự án; hỗ trợ xử lý môi trường và hỗ trợ đào tạo lao động. Mỗi cơ chế, chính sách đều quy định các điều kiện, mức hỗ trợ cụ thể.

Đơn cử như để được hỗ trợ tín dụng, doanh nghiệp (trừ nhà đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài) vay vốn ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng để thực hiện dự án được Nhà nước xem xét hỗ trợ một phần chênh lệch lãi suất vay thương mại so với lãi suất tín dụng Nhà nước ưu đãi đầu tư khi bảo đảm các điều kiện như: Dự án nằm trong danh mục các dự án khuyến khích đầu tư vào tỉnh Thanh Hóa quy định trong đề án; dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đã được ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng ký hợp đồng cho doanh nghiệp vay vốn và đã thực hiện giải ngân theo hợp đồng và hoàn thành đầu tư dự án; hợp đồng tín dụng của dự án được hỗ trợ là các hợp đồng chưa được hỗ trợ lãi suất từ các chính sách khác…

UBND tỉnh họp thường kỳ tháng 12-2021: Thảo luận về chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022

Kết luận nội dung này, Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn cơ bản thống nhất với nội dung dự thảo các đề án, đồng thời đề nghị đơn vị chủ trì soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, rà soát, bổ sung, cập nhật thông tin, dữ liệu, những quan điểm mới về công nghiệp chế biến, chế tạo để hoàn thiện đề án.

Riêng Đề án xây dựng “Cơ chế, chính sách thu hút và mở rộng sản xuất các ngành công nghiệp có thế mạnh của tỉnh Thanh Hoá, trọng tâm là phát triển công nghiệp năng lượng và chế biến, chế tạo giai đoạn 2022-2030” ngoài tiếp thu các ý kiến góp ý của các đại biểu tại phiên họp, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý đơn vị chủ trì soạn thảo phải khẩn trương, tranh thủ sự ủng hộ, tư vấn về chuyên môn của Bộ Công thương và các bộ, ngành chức năng để hoàn thiện đề án.

Tại phiên họp, các đại biểu cũng đã thảo luận, cho ý kiến vào Dự thảo Chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025; Bộ nhận diện thương hiệu du lịch Thanh Hóa.

Phong Sắc


Phong Sắc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]